Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 1 trang 142 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 phần trả lời câu hỏi đọc - hiểu, soạn bài Cảnh khuya và Rằm tháng Giêng ngắn gọn nhất giúp các em ôn tập tốt kiến thức trước khi tới lớp.
Đề bài
Hai bài Cảnh khuya và Nguyên tiêu được làm theo thể thơ nào? Vận dụng những hiểu biết về thể thơ này qua những bài thơ Đường mà em đã học, hãy chỉ ra đặc điểm về số tiếng trong mỗi câu thơ, số câu của một bài, cách gieo vần, ngắt nhịp của hai bài thơ nói trên.
Trả lời bài 1 trang 142 SGK Ngữ văn 7 tập 1
Câu trả lời tham khảo
Câu trả lời 1
- Hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng Giêng đều được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt.
- Đặc điểm:
- Số chữ: Mỗi dòng thơ có 7 chữ (thất ngôn)
- Số dòng: Mỗi bài có 4 dòng thơ (tứ tuyệt)
- Hiệp vần: Chữ cuối cùng của các dòng 1 – 2 – 4.
Cảnh khuya: xa – hoa – nhà.
Rằm tháng giêng: viên – thiên – thuyền.
- Ngắt nhịp:
- Cảnh khuya: Câu 1: 3/4; Câu 2 + 3: 4/3; Câu 4. 2/5.
- Rằm tháng giêng: Toàn bài 4/3.
Câu trả lời 2
Hai bài Cảnh khuya và Nguyên tiêu được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt
– Bài Cảnh khuya
- Có bốn câu mỗi câu bảy chữ, có vần ở câu 1, 2, 4 không khác gì mô hình chung của thể tứ tuyệt.
- Bài thơ cũng có bố cục khai thừa chuyển hợp hai câu đầu tả cảnh hai câu sau tả, hai câu sau tả tình.
- So sánh mô hình chung bài thơ chỉ khác ở cách ngắt nhịp câu 1 và câu 4. Câu 1 ngắt nhịp 3/4 câu 2 ngắt nhip 2/5 thay vì 3/4 như thường
– Bài Rằm tháng riêng theo sát mô hình cấu trúc kể cả cách ngát nhịp. Bản dịch tuy bám sát nghĩa nhưng chuyển sang thể thơ lục bát.
--------------
Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 1 trang 142 SGK ngữ văn 7 tập 1 được Đọc tài liệu biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Cảnh khuya và Rằm tháng Giêng trong chương trình soạn văn 7 tốt hơn trước khi đến lớp.