Bài 1 trang 139 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Xuất bản: 21/11/2019 - Cập nhật: 19/07/2022 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 139 SGK Ngữ văn 10 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Vận nước ngữ văn lớp 10.

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 139 sách giáo khoa Ngữ văn 10 phần đọc hiểu soạn bài Vận Nước (Quốc Tộ) của Thiền sư Đỗ Pháp Thuận với một số cách trình bày khác nhau.

Đề bài

: Tác giả so sánh “Vận nước như dây mây leo quấn quýt” nhằm diễn tả điều gì? (Sự vững bền? Sự dài lâu? Sự phát triển thịnh vượng?)

Trả lời bài 1 trang 139 SGK văn 10 tập 1

Cách trả lời 1

- Tác giả mở đầu bằng câu thơ có hình ảnh thiên nhiên để nói về vận nước

Quốc tộ như đằng lạc

(Vận nước như dây leo quấn quýt)

- Nghệ thuật so sánh: thể hiện sự bền chặt, gắn bó, trường tồn của đất nước

=> Câu thơ khẳng định sự hưng thịnh, niềm tin của tác giả vào vận nước.

Tham khảoCảm nghĩ về bài thơ Quốc tộ (Vận nước) của Đỗ Pháp Thuận

Cách trả lời 2

- dây mây leo quấn quýt: thể hiện sự phát triển, sinh sôi nảy nở, lại rất vững bền.

=> Phép so sánh ấy nhằm khẳng định sự dài lâu, vững bền, trường tồn và thịnh vượng của vận nước.

Cách trả lời 3

Trong câu thơ đầu, nhà thơ đã mượn hình ảnh thiên nhiên – những cây leo quấn quýt để nói về vận nước. Nghệ thuật so sánh ở đây được sử dụng hợp lí, làm nổi bật sự bền chặt, thịnh vượng dài lâu của đất nước.

Cách trả lời 4

Tác giả so sánh “vận nước như dây mây leo quấn quýt” nhằm diễn tả:

- Sự thịnh vượng, bền vững, dài lâu.

- Khẳng định vận may của đất nước và niềm tin của nhà thơ vào vận nước.

Xem thêm

Bài 2 trang 139 SGK Ngữ văn 10 tập 1: Qua hai câu thơ đầu, nêu cảm nhận của anh (chị) về...

Bài 3 trang 139 SGK Ngữ văn 10 tập 1: Hiểu thế nào là “vô vi”?...

Trên đây là 3 cách trả lời câu hỏi bài 1 trang 139 SGK Ngữ văn 10 tập 1 do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp các em có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất khi soạn bài Vận nước (Quốc tộ).

Chúc các em học tốt !

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM