Bài 1 trang 137 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Xuất bản: 13/07/2020 - Cập nhật: 11/07/2022 - Tác giả: Giangdh

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 137 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm

Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 1 trang 137 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 phần trả lời câu hỏi tự sự và miêu tả trong văn bản biểu cảm, soạn bài Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm ngắn gọn nhất giúp các em ôn tập tốt kiến thức trước khi tới lớp.

Đề bài

Hãy chỉ ra các yếu tố tự sự và miêu tả trong bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá và nêu ý nghĩa của chúng đối với bài thơ.

Trả lời bài 1 trang 137 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Câu trả lời tham khảo

Câu trả lời 1

Các yếu tố tự sự và miêu tả trong bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá được sử dụng kết hợp :

- Khổ 1 : 2 câu đầu tự sự, 3 câu tiếp miêu tả.

- Khổ 2 : tự sự (kể chuyện lũ trẻ cướp tranh) + biểu cảm

- Khổ 3 : tự sự (kể về cảnh nhà trong đêm mưa) + miêu tả (tả gió, mưa, trời,…)+ biểu cảm (2 câu cuối)

- Khổ 4 : biểu cảm

⇒ Ý nghĩa với bài thơ : khắc họa đậm nét tình cảnh khốn cùng của nhà thơ, bộc lộ ước vọng cao cả với dân chúng.

Câu trả lời 2

Yếu tố tự sự và miêu tả trong bài thơ được kết hợp chặt chẽ, xen kẽ nhau, cụ thể là:

- Phần đầu:

  • Khổ 1: 2 câu đầu tự sự, 3 câu sau miêu tả
  • Khổ 2: tự sự + miêu tả
  • Khổ 3: tự sự + miêu tả + biểu cảm

- Phần cuối: biểu cảm

=> Tác dụng: Sự kết hợp ba yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm, bài thơ đã khắc hoạ đậm nét tình cảnh khốn cùng của nhà thơ khi căn nhà bị gió thu phá nát từ đó bộc lộ khát vọng cao cả về mái nhà che chở cho mọi ngườiMiêu tả, tự sự làm tăng thêm giá trị biểu cảm của bài thơ.

Câu trả lời 3

Các yếu tố tự sự, miêu tả trong bài “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá" theo từng đoạn như sau:

- Đoạn 1: Tự sự (2 câu đầu); Miêu tả (3 câu sau) có vai trò tạo bối cảnh chung

- Đoạn 2: Tự sự kết hợp với biểu cảm, uất ức vì già yếu.

- Đoạn 3: Tự sự, miêu tả và 2 câu cuối biểu cảm, cam phận.

- Đoạn 4: Biểu cảm tình cảm cao thượng vị tha, vươn lên sáng ngời.

Ghi nhớ

- Muốn phát biểu suy nghĩ, cảm xúc đối với đời sống xung quanh, hãy dùng phương thức tự sự và miêu tả để gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc.

- Tự sự và miêu tả ở đây nhằm khêu gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối chứ không nhằm mục đích kể chuyện, miêu tả đầy đủ sự việc, phong cảnh.

----------------

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 1 trang 137 SGK ngữ văn 7 tập 1 được Đọc tài liệu biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm trong chương trình soạn văn 7 tốt hơn trước khi đến lớp.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM