Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 133 SGK Ngữ văn 9 tập 1 phần trả lời câu hỏi Đọc - hiểu văn bản, soạn bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính chi tiết và đầy đủ nhất.
Đề bài
Nhan đề bài thơ có gì khác lạ? Một hình ảnh nổi bật trong bài thơ là những chiếc xe không kính. Vì sao có thể nói hình ảnh ấy là độc đáo?
Trả lời bài 1 trang 133 SGK Ngữ văn 9 tập 1
Để soạn bài Soạn bài Kiểm tra về chuyện trung đại tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trình bày khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 1 trang 133 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1 như sau:
Trả lời chi tiết
Hình tượng những chiếc xe không kính thật là li kì, độc đáo. Những chiếc xe không kính đã làm nổi bật hình ảnh những người lái xe trên tuyến đường Trường Sơn. Họ là những chiến binh sống và chiến đấu trong tư thế hiên ngang, quả cảm, bất chấp mọi khó khăn, nguy hiểm, lạc quan, sôi nổi yêu đời, hi sinh chiến đấu vì sự nghiệp giải phóng miền Nam. Bài thơ làm hiện lên chiếc xe không kính đang vượt qua bom đạn, băng băng tiến ra tiền phương. Một hình tượng thật độc đáo vì xưa nay ít có, ít thấy loại xe không kính qua lại trên mọi nẻo đường. Thế mà, trên con đường chiến lược Trường Sơn vẫn có loại xe như vậy, không phải đôi ba chiếc mà là hàng vạn chiếc xe “không kính” đang vượt qua mưa bom bão đạn, đi qua mọi địa hình: đèo cao, dốc thẳm, khe suối, ngầm sông, chạy trong mưa gió, đêm tối mịt mùng, để chở hàng, tiếp viện cho chiến trường miền Nam.
Hình tượng độc đáo vì chiếc xe mang sức mạnh thần kì của một dân tộc đang chiến đấu vì một quyết tâm sắc đá “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” (Tố Hữu). Nó còn thể hiện cuộc chiến đấu diễn ra trên mặt trận giao thông vận tải, trên con đường chiến lược Trường Sơn là vô cùng ác liệt, dữ dội, Con người và binh khí kĩ thuật mang tầm vóc kì vĩ, sử thi hào hùng.
Hai câu thơ đầu nói rõ vì sao xe “không có kính”. Cấu trúc câu thơ dưới hình thức “hỏi-đáp”. Ba chữ “không” đi liền nhau, hai nốt nhấn: “bom giật, bom rung" biểu lộ “chất lính” trong cách nói phóng túng hồn nhiên. Câu thơ đậm chất văn xuôi, nhưng đọc lên vẫn thú vị:
“Không có tính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung, kính vỡ đi rồi”
Trả lời ngắn gọn
Nhan đề bài thơ có sự độc đáo, đặc biệt:
- Nhan đề dài, sự độc đáo
- Nhan đề làm nổi bật hình ảnh chiếc xe không có kính, phát hiện, sáng tạo của tác giả
- Thể hiện hiện thực khốc liệt của chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn
- Từ “bài thơ” đầu tiên nhằm tạo ấn tượng về chất thơ của hiện thực ấy
→ Nhan đề là sự sáng tạo của tác giả
Tham khảo thêm cách trình bày khác
- Nhan đề dài, tạo sự độc đáo.
- “Tiểu đội xe không kính” không chỉ muốn nói đến những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn xưa mà còn muốn nhấn mạnh đến một “nhân vật”chủ chốt khác trong hành trình Nam tiến này, đó chính là những chiếc xe không kính. Đó là một phát hiện thú vị của tác giả, thể hiện sự gắn bó am hiểu hiện thực khốc liệt của chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn. Bài thơ là một góc nhìn độc đáo phản ánh về đề tài chiến tranh.
Hoặc
- Nhan đề bài thơ quá dài, vừa gợi lên hình ảnh những chiếc xe, vừa cho ta thấy được phong thái ngang tàng của người lái xe.
- Chiếc xe không kính là một hình ảnh độc đáo, đó là chứng tích chiến tranh, cho thấy sự tàn khốc của chiến tranh, nhưng qua đó mà nhìn thấy những người lính dũng cảm, ung dung trước khó khăn gian khổ.
-------------
Đọc tài liệu vừa hướng dẫn các em trả lời câu hỏi bài 1 trang 133 SGK ngữ văn 9 tập 1 với mong muốn giúp các em hiểu bài kỹ hơn, qua đó soạn bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính trong chương trình soạn văn 9 được tốt nhất trước khi tới lớp