Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 1 trang 128 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 phần trả lời câu hỏi sử dụng từ trái nghĩa, soạn bài Từ trái nghĩa ngắn gọn nhất giúp các em ôn tập tốt kiến thức trước khi tới lớp.
Đề bài
Trong hai bài thơ dịch trên, việc sử dụng các từ trái nghĩa có tác dụng gì?
- Bản dịch thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Tương Như:
Đầu giường ánh trăng rọi,
Ngỡ mặt đất phủ sương.
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu nhớ Cố hương.
- Bản dịch thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Trần Trọng Sa:
Rời nhà từ lúc còn trẻ, già mới quay về,
Giọng quê không đổi, nhưng tóc mai đã rụng.
Trẻ con gặp mặt, không quen biết,
Cười hỏi: Khách ở nơi nào đến ? "
Trả lời bài 1 trang 128 SGK Ngữ văn 7 tập 1
Câu trả lời tham khảo
Trả lời chi tiết
- Ngẩng đầu - cúi đầu: Gợi ra rõ nét hình tượng nhân vật trữ tình với bao nồi niềm và tâm trạng bộc lộ qua hai tư thế trái ngược nhau.
- Đi trẻ - về già: Hai hình ảnh, hai hành động tương phản, làm nổi bật sự thay đổi ở hai thời điểm khác nhau trong cuộc đời người, hàm chứa sự ngậm ngùi, xót xa.
==> Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối, tạo ra các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động.
Trả lời ngắn gọn
Trong hai bài thơ dịch trên, việc sử dụng các từ trái nghĩa nhằm tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời thơ thêm sinh động.
- Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
- Từ trái nghĩa được sử dụng trong các thể đối, tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động.
------------
Các em vừa tham khảo cách trả lời bài 1 trang 128 SGK ngữ văn 7 tập 1 được Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp em ôn tập và soạn bài Từ trái nghĩa tốt hơn trước khi đến lớp.
Còn rất nhiều những bài tập khác thuộc chương trình soạn văn 7 đã được chúng tôi biên soạn. Hãy thường xuyên truy cập vào trang để cập nhật nhé.