Bài 1 trang 124 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Xuất bản: 15/07/2020 - Cập nhật: 11/07/2022 - Tác giả: Giangdh

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 124 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ)

Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 1 trang 124 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 phần trả lời câu hỏi đọc - hiểu, soạn bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh ngắn gọn nhất giúp các em ôn tập tốt kiến thức trước khi tới lớp.

Đề bài

Có người cho rằng bài Tĩnh dạ tứ, hai câu đầu là thuần tuý tả cảnh, hai câu cuối là thuần tuý tả tình. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?

Trả lời bài 1 trang 124 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Câu trả lời tham khảo

Câu trả lời 1

Có người cho rằng trong bài thơ này hai câu đầu tả cảnh, hai câu sau tả tình. Nghĩ như vậy là do theo quán tính xúc cảnh sinh tình: vọng nguyệt hoài hương (ngắm trăng nhớ quê) quen thuộc xưa nay. Thật ra, đọc kĩ hai câu đầu ta thấy không hoàn toàn đơn thuần chỉ có cảnh:

“Sàng tiền minh nguyệt quang

Nghi thị địa thượng sương.”

(Ánh trăng sáng đầu giường

Ngỡ là sương mặt đất.)

Đầu giường ánh trăng rọi

Ngỡ mặt đất phủ sương.

Chữ sàng (giường) gợi cho người dọc nghĩ rằng nhà thơ đang nằm trên giường mà trằn trọc không ngủ được hoặc đã ngủ rồi tỉnh giấc không ngủ lại được. Trong tình huống ấy, chữ "nghi” (ngỡ là) sử dụng thật chính xác, hợp tự nhiên. Chữ sương gợi màu trắng và cảm giác lạnh. Hai câu thơ trên không những chỉ có ánh trăng mà chứa chan ý vị trữ tình của sự vật trong cảnh.

Hai câu thơ sau:

Cử đầu vọng minh nguyệt

Đê đầu tư cố hương.

(Ngẩng đầu ngắm vầng trăng sáng

Cúi đầu nhớ quê hương.)

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng

Cúi đầu nhớ cố hương.

+ Hai câu sau tình dâng trào cuồn cuộn để đọng lại thành nỗi sầu nhớ thương qua cụm từ: nhớ cố hương.

+ Cảnh được thể hiện như thế nào? Ngẩng đầu nhìn trăng sáng cả bầu trời cao lồng lộng và một vầng trăng sáng trong vằng vặc thanh tĩnh hiện ra trước mắt người đọc. Một đêm trăng thật đẹp song cũng thật cô đơn.

+ Mối quan hệ giữa cảnh và tình: Cảnh và tình trong bài thơ có mối liên hệ nhân quả, sự tác động qua lại. Vì trăng đẹp quá mà nhớ quê trằn trọc thao thức không ngủ được. Càng thao thức không ngủ càng thấy trăng đẹp hơn.

Tuy nhiên với bài thơ này, nói tức cảnh sinh tình không đủ. Tình ở đây là nhân mà cũng là quả. Vì sao? Vì nhớ quê, trằn trọc thao thức không ngủ được nhìn trăng. Nhìn trăng lại càng nhớ quê nhiều hơn.

Câu trả lời 2

Hai câu thơ đầu thiên về tả cảnh, hai câu sau thiên về tả tình

  • Hình ảnh ánh trăng suốt hiện ở “sàng tiền” thể hiện sự thao thức, trăn trở không ngủ được của nhà thơ: Lí Bạch yêu trăng, nhớ quê
  • Câu thơ thứ 2: Ánh trăng tràn ngập không gian đồng nghĩa với việc vị trí ngắm trăng thay đổi từ sàng tiền tới song tiền: tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến

⇒ Hai câu thơ đầu, từ cảnh nhận ra tình

– Hai câu thơ sau: nỗi niềm nhớ cố hương hiện hữu rõ nét

  • Ngẩng đầu nhìn trăng sáng: Vầng trăng thanh tĩnh, sáng dịu hiền hiện ra, đây là đêm trăng đẹp nhưng yên tĩnh

→ Mối quan hệ nhân quả giữa cảnh và tình tác động qua lại: Vì trăng sáng nên không ngủ được, không ngủ được càng thấy trăng sáng hơn, đẹp hơn.

Câu trả lời 3

Trong bài thơ này, hai câu đầu thiên về tả cảnh , hai câu sau thiên về tả tình.

Ở hai câu thơ đầu, nhà thơ đang nằm mà không ngủ được. Và thấy ánh trăng xuyên qua cửa rọi vào mình. Trong trạng thái mơ màng ấy mới có cái sự nghi ngờ rất đẹp “ngỡ là sương”. Vì thế, dù không trực tiếp tả người , câu thơ vẫn gợi lên trạng thái và tình cảm của con người.

Hai câu thơ sau chỉ có ba chữ trực tiếp tả tình “tư cố hương” còn lại đều tả cảnh, tả người. Vì thế, tác giả tả cảnh để truyền tải tình yêu quê hương da diết.

---------------

Đọc tài liệu vừa hướng dẫn các em trả lời câu hỏi bài 1 trang 124 SGK ngữ văn 7 tập 1 với mong muốn giúp các em hiểu bài kỹ hơn, qua đó soạn bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh trong chương trình soạn văn 7 được tốt nhất trước khi tới lớp

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM