Bài 1 trang 116 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Xuất bản: 21/11/2019 - Cập nhật: 19/07/2022 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 116 SGK Ngữ văn 10 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão) - Ngữ văn lớp 10.

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 116 sách giáo khoa Ngữ văn 10 phần đọc hiểu soạn bài Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão) với những lựa chọn cách trình bày khác nhau.

Tham khảo ngay....

Đề bài: Chỉ ra điểm khác nhau giữa hai câu thơ đầu trong nguyên tác chữ Hán với câu thơ dịch. Có gì đáng lưu ý về không gian, thời gian trong đó con người xuất hiện? Con người mang tư thế, vóc dáng thế nào?

Trả lời bài 1 trang 116 SGK văn 10 tập 1

Cách trả lời 1

- Câu thơ đầu trong nguyên tác không chỉ khắc họa được tư thế của người anh hùng mà còn khắc họa được uy thế chủ động, dũng mãnh. Còn câu thơ dịch chỉ đơn thuần miêu tả tư thế của người anh hùng mà làm mất đi uy thế, hào khí dũng mãnh.

- Không gian rộng lớn "giang sơn", thời gian dài đằng đẵng "kháp kỉ thu".

- Con người ở đây mang tư thế, vóc dáng sánh ngang với non sông trời đất.

Tham khảoNhững bài văn hay phân tích bài thơ Tỏ lòng (Thuật hoài)

Cách trả lời 2

- "Hoành sóc" là cầm ngang ngọn giáo mà trấn giữ non sông. Từ ý nghĩa lẫn âm hư­ởng, từ "hoành sóc" đều tạo ra cảm giác kì vĩ và lớn lao hơn.

- Trong câu thơ đầu này, con ngư­ời xuất hiện trong bối cảnh không gian và thời gian đều rộng lớn. Không gian mở theo chiều rộng của núi sông và mở lên theo chiều cao của sao Ngư­u thăm thẳm. Thời gian không phải đo bằng ngày bằng tháng mà đo bằng năm, không phải mới một năm mà đã mấy năm rồi (cáp kỉ thu). Con ngư­ời cầm cây tr­ường giáo (cũng đo bằng chiều ngang của non sông), lại đư­ợc đặt trong một không gian, thời gian như­ thế thì thật là kì vĩ. Con người hiên ngang ấy mang tầm vóc của con ng­ười vũ trụ, non sông.

Cách trả lời 3

- Hai từ “Hoành sóc” – cầm ngang ngọn giáo được dịch là “múa giáo” thật chưa sát nghĩa và chưa bộc lộ hết sự hào hùng về con người, không gian trong câu “Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu”. Trong câu thơ này:

+ Thời gian: kháp kỉ thu

+ Không gian: giang sơn (đất nước)

+ Con người: một tráng sĩ đang cầm ngang ngọn giáo

- Ở đây, tác giả khác họa hình tượng người tráng sĩ dưới thời Trần, với ngọn giáo cầm ngang, vững trãi. Không gian trải dài, mênh mông vô tận thời gian mênh mông, trả dài từ năm này qua năm khác. Sự kết hợp giữa không gian rộng lớn, thời gian “kỉ thu” mênh môn vô tận ấy khiến hình ảnh người tráng sĩ hiện lên với tầm vóc vũ trụ với ý chí bảo vệ đất nước - vẻ đẹp được bộc lộ cả bên trong lẫn bên ngoài. Còn hai từ “múa giáo” chỉ thể hiện được một phần vẻ đẹp bên ngoài: khả năng chiến đấu.

Cách trả lời 4

Hai chữ “múa giáo” chưa thể hiện được âm hưởng hào hùng của hai từ “hoành sóc” trong câu thơ nguyên tác “Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu” (có bản là “cáp kỉ thu”). “Hoành sóc” là tư thế cầm ngang ngọn giáo của con người trấn giữ đất nước. Con người xuất hiện với tư thế hiên ngang, lẫm liệt, mang tầm vóc của vũ trụ. Chính không gian rộng lớn (giang sơn) và thời gian trải dài dường như vô tận (kháp kỉ thu) đã làm cho hình ảnh con người trở nên kì vĩ, hào hùng lạ thường. Ngọn trường giáo dường như được đo bằng chiều dài của sông núi. Cầm ngang ngọn giáo là tư thế con người luôn luôn sẵn sàng chiến đấu, so với phần dịch “múa giáo” thì hình ảnh đó mạnh mẽ, hào hùng hơn nhiều.

Xem thêm

Bài 2 trang 116 SGK Ngữ văn 10 tập 1: Anh (chị) cảm nhận như thế nào về sức mạnh quân đội nhà Trần...

Bài 3 trang 116 SGK Ngữ văn 10 tập 1: Nợ công danh mà tác giả nói tới được hiểu theo cách nào?

Bài 1 trang 116 SGK ngữ văn 10 tập 1 được hướng dẫn trả lời với nhiều cách khác nhau giúp em có thêm lựa chọn khi trình bày để hiểu và soạn bài Tỏ lòng tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM