Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 1 trang 111 sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 2 phần trả lời câu hỏi một số tác dụng của sự lựa chọn, sắp xếp trật tự từ, soạn bài Lựa chọn trật tự từ trong câu ngắn gọn nhất giúp các em chuẩn bị tốt kiến thức trước khi tới lớp
Đề bài: Trật tự từ trong những bộ phận in đậm dưới đây thể hiện điều gì?
a) Người nhà lí trưởng hình như không dám hành hạ một người ốm nặng, sợ hoặc xảy ra sự gì, hắn cứ lóng ngóng ngơ ngác, muốn nói mà không dám nói. Đùng đùng, cai lệ giật phắt cái dây thừng trong tay anh này và chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu.
Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn.
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
b) Anh Dậu uốn vai ngáp dài một tiếng. Uể oải, chống tay xuống phản, anh vừa rên vừa ngỏng đầu lên. Run rẩy cất bát cháo, anh mới kề vào đến miệng, cai lệ và người nhà lí trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng.
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
Trả lời bài 1 trang 111 SGK Ngữ văn 8 tập 2
a) Đùng đùng, cai lệ giật phắt cái thừng trong tay anh này và chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu: Trật tự từ trong câu thể hiện thứ tự trước sau của các hoạt động.
- Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn: Trật tự từ trong câu cũng thể hiện thứ tự trước sau của các hoạt động.
b) - Cai lệ và người nhà lí trưởng: Trật tự trong cụm từ thể hiện thứ bậc cao thấp của các nhân vật. Cũng có thể thể hiện thứ tự sự xuất hiện của các nhân vật.
- Roi song, tay thước và dây thừng: Trật tự từ ở đây tương ứng với trật tự của cụm từ đứng trước: cai lệ mang roi song còn người nhà lí trưởng mang tay thước và dây thừng.
Lựa chọn trật tự từ trong câu chính là trong một câu có thể có nhiều cách sắp xếp trật tự từ, mỗi cách đem lại hiệu quả diễn đạt riêng. Người nói (người viết) cần biết lựa chọn trật tự từ thích hợp với yêu cầu giao tiếp.
- Tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ trong câu :
- Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm (như thứ bậc quan trọng của sự vật, thứ tự trước sau của hoạt động, trình tự quan sát của người nói,...).
- Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
- Liên kết câu với những câu khác trong văn bản.
- Đảm bảo sự hài hoà về ngữ âm của lời nói.
------------
Đọc tài liệu vừa hướng dẫn các em trả lời câu hỏi bài 1 trang 111 SGK ngữ văn 8 tập 2 với mong muốn giúp các em hiểu bài kỹ hơn, qua đó chuẩn bị soạn bài Lựa chọn trật tự từ trong câu trong chương trình soạn văn 8 được tốt nhất trước khi tới lớp