Bài 1 trang 110 SGK Ngữ văn 9 tập 2

Xuất bản: 18/05/2020 - Cập nhật: 19/05/2020 - Tác giả: Giangdh

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 110 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Ôn tập phần Tiếng việt

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 110 sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập Hai phần trả lời câu hỏi Liên kết câu và liên kết đoạn văn, soạn bài Ôn tập phần Tiếng việt chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài

: Hãy cho biết mỗi từ ngữ in đậm trong các đoạn trích dưới đây thể hiện phép liên kết nào

a) Ở rừng mùa này thường như thế. Mưa. Nhưng mưa đá. Lúc đầu tôi không biết. Nhưng rồi có tiếng lanh canh gõ trên nóc hang. Có cái gì vô cùng sắc xé không khí ra từng mảnh vụn. Gió. Và tồi thấy đau, ướt ở má.

(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)

b) Từ phòng bên kia một cô bé rất xinh mặc chiết áo  may ô con trai và vẫn còn cầm thu thu một đoạn dây sau lưng chạy sang. Cô bé bên nhà hàng xóm đã quen với công việc này. Nó lễ phép hỏi Nhĩ : “Bác cần nằm xuống phải không ạ?”.

(Nguyễn Minh Châu, Bến quê)

c) Nhưng cái “com-pa” kia lấy làm bất bình lắm, tỏ vẻ khinh bỉ, cười kháy tôi như cười kháy một người Pháp không biết đến Nã Phá Luân, một người Mĩ không viết đến Hoa Thịnh Đốn vậy ! Rồi nói :

– Quên à ! Phải, bây giờ cao sang rồi thì để ý đâu đến bọn chúng tôi nữa !

Tôi hoảng hốt, đứng dậy nói :

– Đâu có phải thế ! Tôi…

(Lỗ Tấn, Cố hương)

Trả lời bài 1 trang 110 SGK Ngữ văn 9 tập 2

Câu trả lời tham khảo

Trả lời chi tiết

a. Nhưng thể hiện phép nối, nối câu (3) Mưa đá với câu (2) Mưa.

Nhưng rồi là phép nối, nối câu (5) có tiêng lanh canh gõ trên nóc hang với câu (4) Lúc đầu tôi không biết.

Và là phép nối, nối câu (8) tôi thấy đau, ướt ở má với câu (6), (7) đứng trước đó.

b. Cô bé là phép lặp, lặp cụm từ này ở câu (2) và câu (1).

Nó là phép thế. Đại từ nó ở câu (3) thay thế cho cụm từ cô bé đã đề cập ở câu (1) và (2).

c. Thế là phép thế, thay thế cho cụm từ bây giờ cao sang rồi thì để ý đâu đến bọn chúng tôi nữa.

Trả lời ngắn gọn

- Đoạn a: Nhưng, Nhưng rồi, Và  thuộc biện pháp nối.

- Đoạn b: cô bé - Cô bé thuộc biện pháp lặp lại; Cô bé - nó thuộc biện pháp thế.

- Đoạn c: “bây giờ cao sang rồi thì để ý đâu đến bọn chúng tôi nữa!” - thế thuộc biện pháp thế.

Ghi nhớ

- Phép thế là cách sử dụng các từ ngữ Có tác dụng thay thế, có tác dụng đại diện, để tránh nhắc lại một từ, một cụm từ hay một câu nào đó. Cần nhận ra yếu tố thay thế và yêu tô được thay thế (tức là từ, cụm từ, câu được thay thế). Yếu tố thay thế tự chúng chưa rõ nghĩa, muốn biết rõ nghĩa, phải xem xét yếu tố được thay thế, trên cơ sở đó, hai câu chứa hai yếu tố này liên kết với nhau.

- Phép thế sử dụng các phương tiện sau đây làm yếu tố thay thế:

  • Đại từ thay thế: đây, đó, ấy, kia, thế, vậy..., nó, hắn, họ...
  • Tổ hợp “danh từ + chỉ từ”: cái này, việc ấy, điều đó, ...

- Các yếu tố được thay thế có thể là:

  • Danh từ.
  • Động từ (hoặc tính từ).
  • Câu (hoặc cụm chủ - Vị).

- Phép nối là phương thức liên kết trong đó có sử dụng các từ ngữ chỉ quan hệ. Các từ ngữ dùng trong phép nối thường đứng trước chủ ngữ, gồm có:

  • Quan hệ từ: và, rồi, nhưng mà, còn, (cho) nên, vì vậy, nếu, tuy, để,...
  • Tổ hợp “quan hệ từ + đại từ" như: vì vậy, nếu thế, tuy thế, ... thế thì, vậy nên,...
  • Những tổ hợp kiều quán ngữ như: nhìn chung, tóm lại, thêm vào đó, hơn nữa, vả lại, với lại, ...

- Các kiểu quan hệ thuộc phép nối thường gặp là: bổ sung, nguyên nhân và hệ quả), điều kiện, nghịch đối (và nhượng bộ), mục đích, thời gian.

------------

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 1 trang 110 SGK ngữ văn 9 tập 2 được Đọc tài liệu biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Ôn tập phần Tiếng việt trong chương trình soạn văn 9 tốt hơn trước khi đến lớp.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM