Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 1 trang 109 SGK Ngữ văn lớp 8 tập 1 phần trả lời câu hỏi chuẩn bị ở nhà, soạn bài Luyện nói: kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm ngắn gọn nhất giúp các em ôn tập tốt kiến thức trước khi tới lớp.
Đề bài
Hãy xem và ôn lại các nội dung nói về ngôi kể trong văn tự sự (kể chuyện) ở Ngữ văn 6, tập một bằng cách trả lời các câu hỏi sau :
a) Kể theo ngôi thứ nhất là kể như thế nào ? Như thế nào là kể theo ngôi thứ ba ? Nêu tác dụng của mỗi loại ngôi kể.
b) Lấy ví dụ về cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba ở một vài tác phẩm hay trích đoạn văn tự sự đã học.
c) Tại sao người ta phải thay đổi ngôi kể ?
Trả lời bài 1 trang 109 SGK Ngữ văn 8 tập 1
a. - Kể theo ngôi thứ nhất là ngôi kể mà người kể xưng “tôi”, trực tiếp kể ra những gì mình nghe, thấy, trải qua, nói ra cảm tưởng, suy nghĩa của mình → Tác dụng: Bộc bạch trực tiếp, chân thực cảm xúc nhân vật.
- Kể theo ngôi thứ ba là người kể giấu mình đi, không trực tiếp lộ diện nhưng thực ra đã có mặt ở khắp mọi nơi, gọi tên các nhân vật bằng chính tên của họ, kể linh hoạt, tự do → Tác dụng: Tạo ra tính khách quan cho câu chuyện.
b. Ví dụ:
- Ngôi kể thứ nhất: Tôi đi học, Trong lòng mẹ, Lão Hạc.
- Ngôi kể thứ ba: Tức nước vỡ bờ, Cô bé bán diêm, Đánh nhau với cối xay gió.
c. Người kể phải thay đổi ngôi nhằm mục đích thể hiện ý đồ của tác giả trong tác phẩm, tùy thuộc vào trong các hoàn cảnh khác nhau. Nhằm mục đích giúp cho tác phẩm trở nên sinh động hấp dẫn hay tăng tính đa dạng, phong phú khi miêu tả sự vật, sự việc, con người...
---------------
Đọc tài liệu vừa hướng dẫn các em trả lời câu hỏi bài 1 trang 109 SGK ngữ văn 8 tập 1 với mong muốn giúp các em hiểu bài kỹ hơn, qua đó soạn bài Luyện nói: kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm trong chương trình soạn văn 8 được tốt nhất trước khi tới lớp