Bài 1 trang 100 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Xuất bản: 03/08/2020 - Tác giả: Giangdh

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 100 SGK Ngữ văn lớp 8 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Hay cây phong

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 100 SGK Ngữ văn 8 tập một phần trả lời câu hỏi đọc - hiểu, soạn bài Hay cây phong chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài

Căn cứ vào đại từ nhân xưng của người kể chuyện, hãy xác định hai mạch kể phân biệt lồng vào nhau trong Hai cây phong. Nhân vật người kể chuyện có vị trí thế nào với từng mạch kể ấy? Vì sao có thể nói mạch kể của người kể chuyện xưng "tôi" quan trọng hơn?

Trả lời bài 1 trang 100 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Tham khảo một số cách trình bày dưới đây

Cách trình bày 1

- Căn cứ vào đại từ nhân xưng người kể chuyện (tôi hoặc chúng tôi) để phân biệt hai mạch kể:

▪ Từ đầu… mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh: mạch kể xưng "tôi"

▪ Từ năm học…sau chân trời xanh biêng biếc: mạch kể xưng "chúng tôi"

▪ Đoạn còn lại: mạch kể trở về xưng "tôi"

- "Tôi" là vai tác giả ủy thác để kể chuyện, dẫn dắt câu chuyện. Mọi sự việc, cảm nhận, quan sát đều bằng nhãn quan của "tôi"

- Dù đoạn kể xuất hiện đại từ nhân xưng "chúng tôi" là lúc "tôi" nhân danh bọn con trai ngày trước, nhưng kí ức thơ ấu hiện lên chân thực, rõ nét.

- Mạch kể của nhân vật "tôi" là chủ yếu, còn mạch kể nhân xưng "chúng tôi" là mạch kể trữ tình.

Cách trình bày 2

- Căn cứ vào đại từ nhân xưng người kể chuyện (tôi hoặc chúng tôi) xác định hai mạch kể phân biệt lồng vào nhau:

▪ Từ đầu… gương thần xanh: mạch kể xưng "tôi"

▪ Từ năm học… xanh biêng biếc: mạch kể xưng "chúng tôi"

▪ Đoạn còn lại: mạch xưng "tôi"

Trong mạch kể xưng “tôi”, tôi là người kể chuyện nhân danh tác giả, tự giới thiệu là “họa sĩ”. Trong mạch kể xưng là “chúng tôi " vẫn là người kể chuyện trên nhưng lại nhân danh cả “bọn con trai ngày trước” để kể.

- Trong hai mạch kể, mạch kể của người kể chuyện xưng “tôi” quan trọng hơn trong văn bản này. Vì mọi quan sát, cảm nhận đều dưới cái nhìn của nhân vật “tôi”.

Cách trình bày 3

Căn cứ vào đại từ nhân xưng (tôi, chúng tôi) của người kể chuyện, ta thấy có hai mạch kể phân biệt lồng vào nhau.

- Trong mạch kể xưng "tôi" là người kể chuyện, người ấy tự giới thiệu là họa sĩ. Chúng ta có thể nghĩ rằng người kể chuyện ở đây chính là nhà văn Ai-ma-tốp. Tuy nhiên, không phải nhất thiết bao giờ người kể chuyện cũng là tác giả.

- Trong mạch kể xưng "chúng tôi" vẫn là người kể chuyện trên, nhưng lại nhân danh là "cả bọn con trai" ngày trước, và hồi ấy người kể chuyện cũng là một đứa trẻ trong bọn con trai.

Như vậy, văn bản Hai cây phong có hai mạch kể lồng vào nhau, bao trùm lên nhau. Tuy nhiên "tôi" có ở cả hai mạch kể. Từ đó rút ra mạch kể của người kể chuyện xưng "tôi" trong văn bản là quan trọng hơn.

--------------

Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 1 trang 100 SGK Ngữ văn 8 tập 1 do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Hay cây phong trong chương trình soạn văn 8 được tốt hơn trước khi đến lớp.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM