Bài 1 trang 10 SGK Ngữ văn 8 tập 2

Xuất bản: 19/11/2019 - Cập nhật: 29/11/2019 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 10 SGK Ngữ văn 8 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Ông đồ ngữ văn 8.

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 10 sách giáo khoa Ngữ văn 8 phần đọc hiểu soạn bài Ông đồ (Vũ Đình Liên).

Đề bàiPhân tích hình ảnh ông đồ ngồi viết chữ nho ngày Tết trong hai khổ thơ đầu và hình ảnh của chính ông ở khổ 3, 4. Hãy so sánh để làm rõ sự khác nhau giữa hai hình ảnh đó. Sự khác nhau này gợi cho người đọc cảm xúc gì về tình cảnh ông đồ?

Trả lời bài 1 trang 10 SGK văn 8 tập 2

Cách trả lời 1

- Hình ảnh ông đồ cho chữ ngày Tết trong hai khổ thơ đầu: hình ảnh đẹp mang ý nghĩa biểu trưng của những giá trị truyền thống.

▪ Gắn với Tết và mùa xuân (hoa đào nở).

▪ Hình ảnh song hành mực tàu, giấy đỏ, phố đông người .

▪ Tài hoa và tấm lòng của người thảo chữ.

▪ Nhiều người thuê viết, ngợi khen tài.

→ Hình ảnh ông đồ đẹp có tài và có tâm. Ông mang lại niềm vui cho mọi người bằng tấm lòng và tài năng của mình.

- Hình ảnh ông đồ lạc thời, cô đơn trong khổ thơ 3 và 4.

▪ Mỗi năm mỗi vắng: ông đồ mờ nhạt dần theo thời gian, không được mọi người chú ý nữa.

▪ Giấy đỏ buồn, mực sầu – chính là tâm trạng của ông đồ.

▪ Hình ảnh ông đồ bị mọi người lãng quên (ông đồ vẫn ngồi đấy/ qua đường không ai hay).

▪ Hình ảnh lá vàng, mưa bụi: cảnh lạnh lẽo buồn thảm tô đậm tâm trạng buồn xót xa của ông đồ.

- Hình ảnh đối lập của khổ 1,2 với khổ 3,4 là sự đối lập về cảnh và tâm trạng, gợi cho người đọc những suy ngẫm, xót thương cho ông đồ.Ông đồ dần bị đưa vào quên lãng khi không ai còn nhận ra giá trị từ những điều ông tạo ra.

→ Ông đồ ban đầu là trung tâm của sự chú ý dần dần bị quên lãng. Tâm trạng xót xa, buồn đau của ông đồ trước sự vô tình, ơ hờ của mọi người.

Tham khảoCác đề văn về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên

Cách trả lời 2

- Hình ảnh ông đồ ngồi viết chữ Nho ngày Tết trong 2 khổ thơ đầu:

+ Không gian: Phố đông người qua

+ Thời gian: Tết đến, xuân về

+ Nét bút: “như phượng múa rồng bay”

+ Thái độ mọi người: chen chúc xin chữ, tấm tắc khen ngợi

- Hình ảnh ông đồ khổ 3 và 4:

+ Không gian: mỗi năm mỗi vắng

+ Thời gian: Tết đến, xuân về

+ Nét bút: không còn cùng ông thảo những nét “phượng múa rồng bay” mà “Giấy đỏ buồn không thắm/Mực đọng trong nghiên sầu”

+ Thái độ của mọi người: Vắng vẻ, thưa thớt dần

⇒ Tình cảnh của ông đồ: Ông đồ và nét chữ của ông trở thành tâm điểm của này Tết. Khi ấy, ông được tôn vinh và tục xin chữ ngày Tết trở thành một nét văn hóa đẹp vào ngày Tết. Nhưng dần dần, ông đồ và thú vui chơi chữ ấy đã bị lãng quên và đang bị vùi lấp bởi những giá trị khác.

Cách trả lời 3

- Hai khổ thơ đầu: ông đồ bày giấy mực bên phố đông người nhộn nhịp vào dịp tết đến: “... hoa đào nở,... ông đồ già, ... mực tàu giấy đỏ,... đông người...” .

- Người người qua lại thuê viết, chữ ông đồ đẹp ai ai cũng khen: “bao nhiêu người thuê viết, tấm tắc... khen tài, hoa tay thảo....., .... phượng múa rồng bay”.

- Hai khổ thơ sau: ông đồ vẫn ngồi bên phố ấy nhưng nay người qua lại ngày càng vắng, người thuê viết không thấy để ông đồ ngồi buồn bên nghiên mực, giấy đỏ trời mưa bụi bay, lá vàng rơi gợi nên nỗi buồn xơ xác tiêu điều: “... mỗi năm mỗi vắng,... thuê viết nay đâu, giấy đỏ buồn..., mực... nghiên sầu, ông đồ vẫn ngồi đấy, ... không ai hay, lá vàng rơi,... mưa bụi bay”.

- Hai hình ảnh đối lập này gợi cho người đọc một hình ảnh ông đồ cô đơn, khung cảnh xơ xác, tiêu điều, một nỗi buồn man mác nhưng thấm sâu, những giá trị truyền thống tốt đẹp ngày ngày dần dần bị quên lãng, còn đâu những hình ảnh đầy nhộn nhịp bên ông đồ.

Xem thêm

Bài 2 trang 10 SGK Ngữ văn 8 tập 2: Tâm tư của nhà thơ thể hiện qua bài thơ như thế nào?

Bài 3 trang 10 SGK Ngữ văn 8 tập 2: Bài thơ hay ở những điểm nào?

Trên đây là 3 cách trả lời câu hỏi bài 1 trang 10 SGK Ngữ văn 8 tập 2 do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp các em soạn bài Ông đồ tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM