Bài 1 mục II trang 45 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Xuất bản: 15/06/2020 - Cập nhật: 19/07/2022 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 1 mục II trang 45 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Lập dàn ý bài văn tự sự

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 mục II trang 45 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1 phần soạn bài Lập dàn ý bài văn tự sự chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài:

Suy ngẫm về kết thúc truyện ngắn Tắt đèn của Ngô Tất Tố (Trời tối đen như mực và như cái tiền đồ của chị), nhà văn Nguyễn Tuân viết: “Tôi ngờ câu kết này cũng mới là cái chấm hết một thiên của truyện dài. Với một cái tiền thân ngay thẳng, lành manh như vậy, tôi nghĩ rằng chị Dậu thế tất phải có một hậu thân trong các đoàn thể cách mạng; và tôi nhớ như đã có lần nào, tôi đã gặp chị Dậu ở một đám đông phá kho thóc Nhật, ở một cuộc cướp chính quyền huyện kì Tổng khởi nghĩa; và nếu không thì, chí ít, tôi cũng đã gặp chị vào những ngày địch hậu o ép, chị tải thương hoặc đậy nắp hầm bem (1) cho cán bộ cơ sở.”.

Theo suy ngẫm của nhà văn Nguyễn Tuân, có thể kể về “hậu thân” của chị Dậu bằng những câu chuyện sau:

(1) Sau cái đêm ấy, chị Dậu gặp một cán bộ cách mạng và được giác ngộ. Trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, chị Dậu dẫn đầu đoàn nông dân lên cướp chính quyền huyện, phá kho thóc Nhật chia cho dân nghèo.

(2) Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nổ ra. Tuy sống trong vùng địch hậu, chị Dậu vẫn bí mật nuôi giấu cán bộ, nhiều lần đậy nắp hầm bem cho cán bộ…

Anh (chị) hãy lập dàn ý cho bài văn kể về một trong hai câu chuyện trên.

Gợi ý:

– Chọn nhan đề cho bài viết.

– Lập dàn ý theo bố cục ba phần: mở bài, thân bài, kết bài.

Trả lời bài 1 mục II trang 45 SGK văn 10 tập 1

Cách trình bày 1

a) Trường hợp 1: 

* Nhan đề: Chị Dậu giác ngộ lí tưởng Cách mạng.

* Dàn ý:

- Mở bài: Giới thiệu câu chuyện xảy ra từ kết thúc truyện Tắt đèn.

- Thân bài: Kể lại câu chuyện theo 2 sự việc chính.

+ Sau cái đêm ấy, chị Dậu gặp một cán bộ cách mạng và được giác ngộ (Chị Dậu đã gặp người cán bộ cách mạng trong tình huống nào? Người cán bộ đã làm gì để giác ngộ chị Dậu? Chị Dậu đã giác ngộ cách mạng như thế nào?…).

+ Trong cuộc khởi nghĩa tháng Tám – 1945, chị Dậu dẫn đầu đoàn nông dân lên cướp chính quyền huyện, phá kho thóc Nhật chia cho dân nghèo (Từ việc giác ngộ cách mạng, chị Dậu đã tham gia hoạt động khởi nghĩa ra sao ? Chị Dậu đã cùng các nông dân khác cướp chính quyền huyện, phá kho thóc Nhật như thế nào ?…).

- Kết bài: Câu chuyện kết thúc như thế nào? Em suy nghĩ gì về sự giác ngộ và hành động của chị Dậu?

b) Trường hợp 2:

* Nhan đề: Chị Dậu nuôi giấu cán bộ Cách mạng

* Dàn ý:

- Mở bài: Giới thiệu câu chuyện xảy ra từ kết thúc truyện Tắt đèn.

- Thân bài: Kể lại câu chuyện với những sự việc cụ thể.

+ Cuộc kháng chiến chống thực dân pháp nổ ra, chị Dậu đã nhận thức về cuộc kháng chiến này như thế nào?

+ Tuy sống trong vùng địch hậu, chịu sự kiểm soát của địch nhưng chị Dậu vẫn bí mật nuôi giấu cán bộ, nhiều lần đậy nắp hầm bem cho cán bộ,… (Sống trong vùng địch hậu, chị Dậu gặp những khó khăn gì? Tại sao chị Dậu vẫn bí mật nuôi giấu cán bộ ? Những sự việc nào chứng tỏ lòng căm thù giặc và tinh thần cách mạng của chị Dậu?…),

- Kết bài: Câu chuyện kết thúc như thế nào? Nêu suy nghĩ của em về hành động của chị Dậu.

Cách trình bày 2

Trường hợp (1): Chị Dậu gặp một cán bộ cách mạng và được giác ngộ.

- Mở bài:

+ Chị Dậu lao mình vào bóng tối, cố gắng tìm hướng ngôi làng để chạy về

+ Gặp được chồng và các con, chị vừa mừng vừa tủi

+ Nhưng có chuyện lạ với chị Dậu: Dù đã rất khuya, nhưng chồng chị vẫn còn đang ngồi trò chuyện với một người lạ mặt

- Thân bài:

+ Khi hỏi rõ, chị Dậu được biết người khách lạ đang trò chuyện với chồng là một chiến sĩ cách mạng.

+ Người chiến sĩ giảng giải cho vợ chồng chị Dậu hiểu nguyên nhân sâu xa sau những nỗi khổ mà nhân dân đang phải chịu đựng.

+ Anh bày cách để những người nông dân có thể thoát khỏi cảnh áp bức, làm chủ cuộc sống của mình.

+ Thi thoảng, người chiến sĩ lại ghé qua, hỏi thăm cuộc sống của gia đình anh chị Dậu, đem những thắng lợi mới ở khắp các nơi về báo với gia đình.

+ Được khuyến khích, chị Dậu mang những hiểu biết của mình về cách mạng, về cuộc đấu tranh dân tộc và dân chủ nói với đông đảo bà con xung quanh.

+ Nhiều bà con nông dân đã có cơ hội được giác ngộ cách mạng giống như chị.

+ Cuối cùng, trong ngày Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945, chị Dậu đã dẫn đầu đoàn nông dân lên cướp chính quyền huyện, phá kho thóc Nhật chia cho những người dân nghèo cùng cảnh ngộ.

- Kết bài:

+ Chị Dậu xúc động và vui mừng khi đón được cái Tí trở về nhà, đoàn tụ cùng thầy u và hai em.

+ Chị Dậu cùng bà con làng xóm vui mừng trước những chiến thắng tiếp nối của cuộc chiến đấu.

Trường hợp (2): Chị Dậu nuôi giấu cán bộ

- Mở bài:

+ Sau khi chạy thoát khỏi nhà quan cụ, chị Dậu trở về nhà

+ Làng Đông Xá tuy bị địch chiếm đóng, nhưng phong trào đấu tranh cách mạng vẫn rất sôi nổi

+ Một nhóm các chiến sĩ được bí mật cử về làng

- Thân bài:

+ Chị Dậu cũng như rất nhiều người dân làng Đông Xá được giác ngộ và tích cực tham gia cuộc kháng chiến

+ Chị sự kiểm soát của địch, chị Dậu vẫn bí mật nuôi giấu cán bộ

  • Chị Dậu bí mật tiếp tế đồ ăn, các vật dụng cần thiết cho các chiến sĩ
  • Các thư từ, văn kiện được truyền đi ngay trong lòng địch
  • Nhiều lần chị bất chấp hiểm nguy mà đậy nắp hầm bem.
  • Bị địch nghi ngờ, kiểm soát nhưng chị Dậu vẫn kiên quyết và dũng cảm che chở cho các chiến sĩ

+ Vì hiểu được ý nghĩa của cuộc kháng chiến, chị Dậu không hề lung lay ý chí căm thù giặc, ủng hộ cách mạng.

- Kết bài:

Chị Dậu đã có lòng yêu nước sâu sắc, tinh thần kháng chiến quật cường

Việc làm của chị đã thôi thúc lòng yêu nước, ý thức tích cực tham gia kháng chiến của đông đảo bà con làng Đông Xá.

Cách trình bày 3

Đề 1

Đề 2

Nhan đề

"Sau cái đêm đen ấy..."

"Người đẩy nắp hầm bom"

Mở bài

Sau khi chạy khỏi nhà tên quan cụ, chị Dậu gặp một cán bộ cách mạng. Được giác ngộ cách mạng, chị trở thành một thanh niên xung phong, tham gia kháng chiến.Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nổ ra, làng Đông Xá bị địch chiếm nhưng chị Dậu đã bất chấp hiểm nguy để nuôi giấu cán bộ.

Thân bài

- Cách mạng tháng Tám nổ ra, chị Dậu trở về làng...

- Chị tham gia tuyên truyền để nhân dân cùng nhau chiến đấu.

- Khí thế cách mạng sôi sục, chị Dậu dẫn đầu đoàn biểu tình lên huyện phá kho thóc của Nhật

- Quân Pháp càn quét truy lùng cán bộ.

- Không khí làng quê căng thẳng. Nhưng trong căn nhà của chị Dậu, các cán bộ vẫn được chị hướng dẫn xuống hầm bí mật để ẩn náu.

- Quân Pháp tìm đến, lục soát, chị Dậu không sợ hãi, bình tĩnh đối đáp khiến chúng bỏ đi.

Kết bài

Cuộc biểu tình thành công, chị được nhân dân tin tưởng và trở thành một người lãnh đạo cách mạng tại địa phương.

Căn nhà của chị Dậu trở thành nơi nuôi giấu cán bộ trong suốt cuộc cách mạng.

Cách trình bày 4

Bố cục

Đề 1: Chị Dậu phá kho thóc Nhật

Đề 2: Chị Dậu bí mật nuôi giấu cán bộ

Mở bài

Rời nhà tên quan cụ, trong lòng tràn đầy căm phẫn nhưng phân vân không biết phải làm gì, may mắn thay chị Dậu gặp được một cán bộ Cách mạng.

Lòng căm hận bọn người giàu có thống trị sâu sắc đến mức, chị Dậu quyết định gia nhập đội ngũ cách mạng. Chị cảm nhận việc nuôi giấu cán bộ.

Thân bài

- Tinh thần giác ngộ của quần chúng ngày một dâng cao...- Bọn Nhật càng xiết chặt sự áp bức...

- Trước cảnh người chết đói đầy đường, lãnh đạo cách mạng quyết định phát động quần chúng phá kho thóc của Nhật

- Nhiều lần địch càn quét vẫn không tìm ra tung tích cán bộ.

- Cho đến khi có kẻ chỉ điểm, bọn chúng bắt chị Dậu tra tấn dã man.

Kết bài

- Hành động của chị Dậu đã có phương hướng...- Chị là tấm gương tiêu biểu của người lao động tự cứu mình...

- Nhờ giác ngộ lí tưởng cách mạng, chị Dậu trở thành người chiến sĩ kiên cường trên mặt trận đấu tranh giải phóng đất nước...

Tham khảo thêm

: Hóa thân vào chị Dậu để kể lại đoạn trích Tức nước vỡ bờ

-/-

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 1 mục II trang 45 SGK ngữ văn 10 tập 1 được Học Tốt biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Lập dàn ý bài văn tự sự trong chương trình soạn văn 10 tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM