Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 luyện tập trang 42 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập Hai phần luyện tập soạn bài Chiều tối của chủ tịch Hồ Chí Minh chi tiết và đầy đủ nhất.
Đề bài: Nêu cảm nghĩ của anh (chị) về sự vận động của cảnh vật và tâm trạng nhà thơ trong bài Chiều tối
.Trả lời bài 1 luyện tập trang 42 SGK văn 11 tập 2
Cách trả lời 1:
Cảm nghĩ về sự vận động của cảnh vật và tâm trạng nhà thơ:
- Mạch cảm xúc, sự vận động của cảnh vật đi qua các cung bậc:
+ Từ chiều đến tối (nhờ ngọn lửa hồng rực lên mà biết trời đã tối).
+ Từ cảnh chiều tối buồn hiu quạnh nơi núi rừng đến cảnh sinh hoạt tươi vui, ấm áp, đầy sức sống của người lao động xóm núi.
+ Mở đầu có chút buồn, chút mệt mỏi trước hoàn cảnh, thể hiện kính đáo hình ảnh thiên nhiên nhưng chủ thể trữ tình vẫn toát lên phong thái ung dung lạc quan.
+ Hình ảnh vận động theo chiều hướng về cuộc sống con người để tiếp thêm nghị lực.
+ Bài thơ kết thúc trong niềm tin tưởng lạc quan.
Tham khảo thêm văn mẫu: Cảm nhận về nhân vật trữ tình trong bài thơ Chiều tối
Cách trả lời 2:
Sự vận động của cảnh vật và tâm trạng nhà thơ trong bài Chiều tối:
- Vận động từ không gian rộng lớn lạnh lẽo của rừng núi về không gian ấm cúng của cảnh sinh hoạt gia đình.
- Từ tâm trạng uể oải, mệt mỏi, cô đơn, buồn đến niềm vui, niềm tin yêu vào cuộc sống.
- Nhân vật trữ tình không hài hòa vào thiên nhiên mà trở thành trung tâm.
- Sự vận động từ ánh chiều âm u, tăm tối đến ánh lửa hồng, rực rỡ, ấm áp, từ nỗi buồn đến niềm vui.
Cách trả lời 3:
- Mạch vận động của bài thơ từ tĩnh đến động, từ u buồn tới vui tươi, bức tranh thiên nhiên chuyển sang bức tranh đời sống
- Cảm quan của người chiến sĩ cách mạng biểu hiện trong cách nhìn sự sống vận động theo hướng tiến đến những điều tốt đẹp
- Sự vận động từ đầu đến hai câu sau: từ cảnh vật (cánh chim mỏi, chùm mây đơn lẻ) đến lòng người (từ nỗi buồn đến niềm vui).
>>> Đọc thêm: Phân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Chiều tối
Cách trả lời 4:
Trong bài thơ Chiều tối, sự vận động của con người và cảnh vật đối lập nhau, nó được thể hiện như sau:
- Ở hai câu thơ đầu tả cảnh thiên nhiên cảnh vật rơi vào trạng thái tĩnh lặng, hình ảnh của cánh chim mỏi của chòm mây lững lờ khiến cho tâm trạng con người cũng hoàn toàn rơi vào trạng thái lẻ loi, buồn tủi.
- Tuy nhiên trong hai câu thơ cuối, với những hình ảnh là bình dị trong cuộc sống sinh hoạt của người dân xóm núi lại cho thấy một khung cảnh tươi vui, đầm ấm với hình ảnh “lò than” rực hồng. Khung cảnh trong hai câu thơ cuối cho thấy tinh thần lạc quan của người chiến sĩ, trong mọi hoàn cảnh đều vui tươi, lạc quan, yêu đời.
Trên đây là gợi ý 4 cách trình bày câu trả lời cho bài 1 luyện tập trang 42 SGK ngữ văn 11 tập 2 được biên soạn chi tiết hi vọng sẽ giúp các em chuẩn bị bài và soạn bài Chiều tối (Hồ Chí Minh) tốt hơn trước khi đến lớp.
Chúc các em học tốt !