Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 luyện tập trang 144 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập Một phần soạn bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng (Lí Bạch) chi tiết và đầy đủ nhất.
Đề bài:
Người ta thường cho rằng: Cái hay của thơ Đường là ở chỗ thể hiện được "ý tại ngôn ngoại" (ý ở ngoài lời). Hãy tìm "ý tại ngôn ngoại" qua bài thơ này.Trả lời bài 1 luyện tập trang 144 SGK văn 10 tập 1
Cách trả lời 1:
- Trước hết, các địa danh được nói đến trong bài (Hoàng Hạc, Dương Châu) đều là những địa danh giàu sức gợi. Nói đến lầu Hoàng Hạc, người ta có thể liên tưởng ngay đến nỗi sầu li biệt. Cũng vậy ở trong bài thơ này, sự xuất hiện của địa danh Hoàng Hạc làm cho cuộc chi li của tác giả với bạn thêm xúc động và da diết hơn. Địa danh ương Châu cũng gợi ra nỗi buồn vì nó giúp ta liên tưởng đến cảnh tượng đối lập: người đi đến chốn phồn hoa đi hội và người ở lại buồn bã, cô đơn.
- Hình ảnh cánh buồm càng ngày càng xa thực chất để gợi lên cái tình của nhà thơ: có yêu quý bạn mới đứng lâu như vậy để dõi theo "bóng buồm" của bạn cho đến lúc không còn nhìn thấy nữa.
- Toàn thể bài thơ thực chất cũng đã làm nên một tín hiệu nghệ thuật theo kiểu "ý ở ngoài lời". Bởi ẩn đằng sau bức tranh phong cảnh là cái tình lênh láng của nhà thơ (cái không được nói đến chút nào ở trong phần lời của bài thơ).
Tham khảo thêm: Cảm nhận bài thơ Tại Hoàng Hạc Lâu tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng
Cách trả lời 2:
- “Ý tại ngôn ngoại” thể hiện trong bài thơ toàn gợi cảnh, không lời nào nói về tình nhưng tình bạn cao quý vẫn đầy ắp trong bài thơ.
+ Đó là nỗi buồn cô đơn, nỗi buồn tống biệt (tiễn biệt) và ức hữu (thương nhớ) trong biệt li =>Tình bạn đẹp và cảm động.
+ Cấu trúc bài thơ là cấu trúc lấy ngoại cảnh để biểu hiện nội tâm, ngôn ngữ trang nhã, gợi cảm, hàm xúc.
Cách trả lời 3:
Cái hay của thơ Đường thể hiện “ý tại ngôn ngoại”:
- Thuyền đưa bạn xuôi về Dương Châu hoa lệ, giữa tháng ba mùa hoa khói
- Lầu Hoàng Hạc người ta có thể liên tưởng ngay đến nỗi sầu li biệt
- Tác giả dõi theo cánh buồm xa lẻ loi, dần biến mất trong không gian xanh biếc, tác giả bịn rịn, quyến luyến trong buổi tiễn biệt
=> Toàn bài thơ ẩn chứa những tín hiệu nghệ thuật, các hình ảnh đều gắn chặt với tình cảm của nhà thơ thương nhớ bạn, buồn khi phải xa “cố nhân”.
Các em vừa tham khảo gợi ý trả lời câu hỏi bài 1 luyện tập trang 144 SGK ngữ văn 10 tập 1 được biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng trong chương trình soạn văn 10 tốt hơn trước khi đến lớp.
Chúc các em học tốt !