Hướng dẫn trả lời câu hỏi Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ trang 4 sách giáo khoa Giáo dục công dân 6 sách Cánh Diều.
Giải bài tập GDCD 6 bài 1 Cánh diều
Khởi động GDCD 6 bài 1 Cánh diều
Cả lớp cùng nghe bài hát "Ba ngọn nến lung linh", nhạc và lời Ngọc Lễ
Trả lời câu hỏi:
- Nội dung của bài hát nói lên điều gì?
- Ghi lại ca từ thể hiện nội dung đó.
Gợi ý:
Nội dung bài hát nói về tình cảm, tình yêu thương của các thành viên trong gia đình.
Ca từ thể hiện điều đó: ôm ấp ta ngày thơ, cho ta bao nhiêu niềm thương mến, ấm áp trái tim quay về, bên nhau mỗi khi đơn độc, cùng một mái nhà, cùng buồn cùng vui.
Khám phá GDCD 6 bài 1 Cánh diều
1. Truyền thống của gia đình, dòng họ
Câu hỏi trang 5 bài 1 GDCD 6 (Cánh Diều)
a) Truyền thống của gia đình giáo sư Tôn Thất Tùng được thể hiện như thế nào qua thông tin trên?
b) Em còn biết những truyền thống nào khác của các gia đình, dòng họ?
c) Em hiểu thế nào là truyền thống gia đình, dòng họ?
Gợi ý trả lời câu hỏi trang 5 SGK GDCD 6 Cánh Diều:
a) Truyền thống của gia đình giáo sư Tôn Thất Tùng được thể hiện ngay từ nhan đề bài "một gia đình truyền thống trong ngành y" và "ba người con của giáo sư Tôn Thất Tùng đều tiếp nối truyền thống, sự nghiệp của cha trong ngành Y.
b) Truyền thống khác của gia đình, dòng họ là: nghề giáo viên, nghề làm gốm, nghề đúc đồng, nghề làm quạt giấy, nghề đi biển, nghề làm mộc....
c) Truyền thống gia đình, dòng họ là những giá trị tốt đẹp mà gia đình, dòng họ đã tạo ra, được lưu truyền và phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác.
2. Ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ
Câu hỏi trang 6 bài 1 GDCD 6 (Cánh Diều)
a) Vì sao chị Nga đã thành công trong nghề làm cốm?
b) Theo em, truyền thống gia đình, dòng họ mang lại điều gì cho mỗi chúng ta?
Trả lời:
a) Chị Nga thành công trong nghề làm cốm là vì chị đã được tiếp thu từ truyền thống của gia đình và chị đã mở rộng quy mô sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng.
b) Truyền thống gia đình, dòng họ mang lại cho mỗi chúng ta thêm những kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống, góp phần làm phong phú truyền thống và bản sắc dân tộc, nhất là thời đại ngày nay.
3. Giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ
Câu hỏi trang 7 bài 1 GDCD 6 (Cánh Diều)
- Tình huống 1: Tiến đã biết giữ gìn, phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ như thế nào?
- Tình huống 2: Yến đã làm gì để giữ gìn truyền thống của gia đình?
Trả lời:
- Tình huống 1: Tiến đã biết giữ gìn, phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ: Được sinh ra trong một gia đình, dòng họ có truyền thống hiếu học nên Tiến luôn quyết tâm phấn đấu học giỏi. Từ lớp 1 đến lớp 6 Tiến luôn chăm chỉ học và đạt học sinh xuất sắc.
- Tình huống 2: Để giữ gìn nghề truyền thống gia đình, Yến đã hỏi bố mẹ để tìm hiểu về nghề dệt chiếu cói của gia đình mình, phụ giúp bố mẹ và làm quen về cách dệt chiếu cói => quyết định đi theo nghề dệt chiếu cói của gia đình.
Luyện tập GDCD 6 bài 1 Cánh diều
Câu 1: Em hãy bày tỏ quan điểm của mình với các ý kiến dưới đây:
A. Trong thời đại công nghiệp 4.0, con người càng phải giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.
B. Chỉ những gia đình làm nghề cổ truyền mới cần giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.
C. Gia đình, dòng họ nào cũng có truyền thống tốt đẹp cần phát huy
D. Chỉ những gia đình, dòng họ nổi tiếng mới có truyền thống tốt đẹp.
Trả lời:
- Em đồng ý với các ý kiến: A, C
- Em không đồng ý với các ý kiến: B, D
Câu 2: Bình rất tự hào về nghề làm lồng đèn trung thu truyền thống do ông nội là “nghệ nhân làm lồng đèn” đã truyền lại cho con cháu trong gia đình. Bình kể với các bạn rằng, để làm được một chiếc lồng đèn đòi hỏi nhiều công đoạn rất công phu, tỉ mỉ và sự khéo léo của đổi bàn tay. Nghe kể, một số bạn tỏ vẻ coi thường nói: Nghề làm lồng đèn thì có gì cao siêu mà tự hào, phải học giỏi, đỗ đạt cao hay phát minh ra cái gì đó thì mới đáng kể chứ!
a) Theo em, suy nghĩ của các bạn là đúng hay sai? Tại sao ?
b) Em có thể học tập được điều gì ở Bình?
Gợi ý trả lời câu hỏi trang 8 Bài 1 GDCD 6 sách Cánh Diều
a) Theo em, suy nghĩ của các bạn là không đúng. Vì nghề làm lồng đèn cũng là một nghề truyền thống và là truyền thống tốt đẹp của gia đình nhà bạn Bình. Vì vậy, việc bạn Bình yêu và tự hào về nghề làm lồng đèn là đúng đắn. Các bạn khác không được phép chế giễu, coi thường nghề truyền thống của gia đình bạn.
b) Điều em học tập được ở bạn Bình: Luôn giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình.
Câu 3. Em đã làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ trong học tập và lao động?
Gợi ý trả lời câu hỏi trang 8 Bài 1 GDCD 6 sách Cánh Diều
Gia đình em có truyền thống hiếu thảo, chăm học nổi tiếng ở địa phương. Anh chị em trong gia đình và em luôn cố gắng học tập chăm chỉ, phụ giúp ông bà cha mẹ để tiếp nối truyền thống tốt đẹp đó của gia đình. Em luôn tự nhủ phải cố gắng học tập tốt, yêu thương anh chị em và lễ phép, vâng lời ông bà cha mẹ để xứng đáng và tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình.
Vận dụng GDCD 6 bài 1 Cánh diều
Câu 1: Em hãy lập và thực hiện kế hoạch cá nhân về giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ mình theo các bước sau:
Tìm hiểu truyền thống của gia đình, dòng họ mình.
Lập kế hoạch chi tiết về giữ gìn, phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ mình bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, phù hợp.
(Yêu cầu: dự kiến thời gian, các bước thực hiện, biện pháp thực hiện, người có thẻ hồ trợ)
Thực hiện kế hoạch đề ra.
Câu 2. Thử làm “Phóng viên nhí”
Em hãy phỏng vấn 3 người lớn tuổi trong dòng họ của em hoặc các dòng họ xung quanh về truyền thống của dòng họ mình. Sản phẩm của các em sẽ được trưng bày trong lớp vào tuần học tiếp theo.
Gợi ý:
- Lấy tin (phỏng vấn về dòng họ đó);
- Lấy ảnh, tư liệu;
- Viết bài báo.
=> Dựa theo gợi ý ở phần đề bài và kiến thức đã học trong bài, các em hãy chủ động làm bài về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình.
~/~
Với hướng dẫn trả lời các câu hỏi bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ trong nội dung giải bài tập SGK GDCD 6 bộ Cánh diều chi tiết do Đọc tài liệu thực hiện trên đây có thể giúp các em hiểu bài hơn. Chúc các em học tốt!