Cùng Đọc tài liệu trả lời câu hỏi trong nội dung phần câu hỏi trong bài Vẻ đẹp của bài thơ "Tiếng gà trưa" SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều, giúp các em chuẩn bị tốt Soạn bài Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa trước khi tới lớp.
Câu hỏi
Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là gì?
(Câu hỏi 2 trang 88 SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều)
Trả lời
- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là hình thức tu từ dựa trên các đặc tính riêng biệt của sự vật nhất định. Được nhận biết bằng một giác quan tuy nhiên lại được đặc tả bằng câu từ cho các gian quan khác. Nói cách khác, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là dựa trên sự giống nhau về cảm giác. Chuyển đổi từ hình thái cảm giác này sang hình thái cảm giác khác.
- Ba câu thơ cuối của của khổ 1 trong bài thơ "Tiếng gà trưa" sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, lấy thính giác (nghe) thay cho thị giác (thấy)
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
Động từ "nghe" được lặp lại ở đầu mỗi dòng thơ có tác dụng đem lại ấn tượng như tiếng gà ngưng lại, làm xao động không gian, xao động lòng người.
Xem thêm câu hỏi liên quan
- Yếu tố hình thức nào của khổ thơ đầu Tiếng gà trưa được tác giả chú ý?
- Chú ý tác dụng của các yếu tố nghệ thuật khổ 2 Tiếng gà trưa
- Nhịp của đoạn thơ Cứ hằng năm... quần áo mới có gì đặc biệt?
- Vì sao khổ thơ này được tác giả Đinh Trọng Lạc coi là hay nhất, cảm động nhất
-/-
Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi "Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là gì?". Hy vọng với trọn bộ Soạn văn 7 Cánh Diều do Đọc tài liệu biên soạn sẽ giúp các em học tốt môn Ngữ Văn!