Trang chủ

Yếu tố khiến cảnh cho chữ trở thành một cảnh tượng xưa nay chưa từng có

Xuất bản: 11/07/2022 - Cập nhật: 24/08/2022 - Tác giả:

Chỉ ra các yếu tố khiến cảnh cho chữ trở thành một cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Hãy phân tích ý nghĩa của cảnh tượng kì lạ đó.

Cùng Đọc tài liệu đi vào phần trả lời câu hỏi 5 trang 27 thuộc nội dung phần Soạn bài Chữ người tử tù kết nối tri thức với cuộc sống ngữ văn 10 tập 1. (Soạn văn 10 bài 1 Kết nối tri thức).

Câu hỏi: Chỉ ra các yếu tố khiến cảnh cho chữ trở thành một cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Hãy phân tích ý nghĩa của cảnh tượng kì lạ đó.

Trả lời: 

Cách trả lời 1:

Cảnh cho chữ - cảnh tượng xưa nay chưa từng có:

- Về không gian: người xưa thường cho chữ ở thư phòng, nơi sạch sẽ, trang nghiêm. Huấn Cao cho chữ viên quản ngục trong nơi ngục tù ẩm mốc, bẩn thỉu, đầy những phân chuột phân gián.

- Về thời gian: cảnh cho chữ này diễn ra vào thời gian giữa đêm khuya thanh vắng. Đặc biệt đó là đêm cuối cùng trước khi Huấn Cao, con người tài hoa, nghĩa hiệp phải thi hành án xử.

- Người cho chữ và người xin chữ cũng vô cùng đặc biệt: Người cho chữ mặc dù bị cùm gông nhưng vẫn ung dung, tự tại, oai phong phóng bút với những nét bút đẹp tuyệt trần. Trong khi đó, viên quản ngục và thầy thơ lại cúi đầu đón nhận như một đặc ân từ tử tù.

- Trật tự, kỉ cương trong nhà tù bị đảo lộn hoàn toàn: Tù nhân trở thành người ban phát cái đẹp, răn dạy quản ngục.

Ý nghĩa: Cảnh cho chữ làm nổi bật chủ đề của tác phẩm. Đó là sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, của cái đẹp đối với cái xấu xa, nhơ bẩn, của cái thiện đối với cái ác,…

Xem thêm: Phân tích cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù

Cách trả lời 2:

- Cảnh cho chữ là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có bởi nó xuất hiện trong hoàn cảnh vô cùng đặc biệt:

+ Thời gian: Đêm khuya-Ngày cuối cùng trước khi Huấn Cao bị tử hình.

+ Không gian: Buồng giam chật hẹp, bẩn thỉu, ẩm ướt

Mùi thơm của nghiên mực  ›‹ mùi hôi hám, ấm mốc của căn buồng giam

→ Thời gian và không gian cho chữ xưa nay chưa từng có khi cái đẹp lại được sáng tạo giữa chốn hôi hám, nhơ bẩn ; thiên lương cao cả lại toả sáng ở chính cái nơi mà bóng tối và cái ác đang ngự trị.

+ Sự đối lập về hoàn cảnh giữa 2 con người

Người cho chữ

Người nhận chữ

-Người cầm đầu chống lại triều đình

-Mất  tự do về thể xác nhưng tự do trong tâm hồn

-Cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang tô đậm những nét chữ trên nền lụa trắng tinh

-Một viên chức trong bộ máy cai trị,đại diện     của thế lực đen tối.

-Tự do về thể xác nhưng mất tự do trong tâm hồn

-Khúm núm,run run,kính cẩn,vái lạy

+ Tuy đối lập về hoàn cảnh nhưng họ lại là những con người đồng điệu về tính cách. Đó là sự đồng điệu giữa một con người tài hoa tạo ra cái đẹp và một người tiếp nhận,yêu và say mê cái đẹp. Trên bình diện xã hội,họ có thể đối lập nhau nhưng trên bình diện nghệ thuật, họ là tri kỉ, đều là những con người yêu và say mê cái đẹp.

=> Hoàn cảnh cho chữ độc lập cùng những tương đồng, đối lập trong con người đã tạo nên một cảnh cho chữ “xưa nay chưa từng có”.

Cách trả lời 3:

Các yếu tố khiến cảnh cho chữ trở nên đặc biệt thể hiện ở mọi góc của cảnh: Nhân vật, thời gian, không gian.

* Nhân vật:

  • Bình thường, người cho chữ và người được cho chữ là những tri âm tri kỉ đến độ “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”. ở họ luôn toát ra sự an nhiên, điềm tĩnh, ung dung của bậc túc nho.
  • Ở đây, người cho chữ là 1 tử tù, người được cho chữ là quản ngục. Họ có vị trí đối nghịch trong xã hội. Hơn nữa, họ mới gặp nhau hơn nửa tháng. Đặc biệt, cảnh cho chữ đã diễn ra một sự thay bậc đổi ngôi, khi người tù thì dù “cổ đeo gông, chân vướng xiềng” vẫn đứng thẳng người và đĩnh đạc, còn quản ngục “khúm núm” và nghẹn ngào. Trong quan hệ xã hội họ là kẻ thù nhưng trong bình diện nghệ thuật, họ lại là tri âm tri kỉ.

* Không gian:

  • Thông thường, người ta viết chữ cho nhau ở nơi thư phòng sạch sẽ, không gian của học thuật.
  • Ở đây, người ta viết chữ cho nhau trong “một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián”. Đây là không gian mà cái xấu, cái ác thống trị.

* Thời gian:

  • Bình thường, người ta cho chữ khi thư nhàn, thong thả, trong ánh sáng của buổi mai ấm áp.
  • Ở đây, người ta cho chữ vào ban đêm một cách vội vã, chạy đua với thời gian, gấp rút tránh những ánh mắt của bọn lính đến phiên canh buổi sáng và tránh cái công văn oan nghiệt giải người về kinh thụ án.

Điều đó cho thấy rằng trong nhà tù tăm tối, hiện thân cho cái ác, cái tàn bạo đó, không phải cái ác, cái xấu đang thống trị mà chính cái đẹp, cái dũng, cái thiện, cái cao cả đang làm chủ. Với cảnh cho chữ này, cái nhà ngục tăm tối đã đổ sụp, bởi vì không còn kẻ phạm tội tử tù, không có quản ngục và thơ lại, chỉ có người nghệ sĩ tài hoa đang sáng tạo cái đẹp trước đôi mắt ngưỡng mộ sùng kính của những kẻ liên tài, tất cả đều thấm đẫm ánh sáng thuần khiết của cái đẹp, cái đẹp của thiên lương và khí phách. Qua đó, ta thấy được quan điểm thẩm mỹ của Nguyễn Tuân: “cái đẹp gắn liền với cái thiện”, sự thiên lương, trong sáng không thể tồn tại trong môi trường của cái xấu, cái ác.

Xem thêm các câu hỏi liên quan:

-/-

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi 5 trang 27: "Chỉ ra các yếu tố khiến cảnh cho chữ trở thành một cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Hãy phân tích ý nghĩa của cảnh tượng kì lạ đó. " , đừng quên tham khảo trọn bộ Soạn Văn 10 Kết nối tri thức!

- Tổng hợp các tài liệu và bài học soạn văn 10 mới -

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM