Trong nội dung phần soạn bài Bánh chưng bánh giầy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu nội dung chi tiết của câu chuyện giải thích nguồn gốc của bánh chưng bánh giầy. Ở bài viết này, Đọc Tài Liệu sẽ cùng các em phân tích kĩ hơn ý nghĩa sâu xa mà ông cha ta muốn gửi gắm qua truyền thuyết.
Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy có nhiều ý nghĩa, trong đó nổi bật nhất qua hai cách giải đáp tóm gọn sau:
Cách giải đáp ý nghĩa 1:
Truyền thuyết có 4 ý nghĩa sau:
- Ý nghĩa 1: Giải thích tục làm bánh chưng, bánh giầy vào ngày Tết.
- Ý nghĩa 2: Đề cao chí thông minh, lòng hiếu thảo của người lao động, của người nông.
- Ý nghĩa 3: Đề cao ý thức tôn kính tổ tiên.
- Ý nghĩa 4: Đề cao đạo lí cao đẹp của dân tộc
Cách giải đáp ý nghĩa 2:
Ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy là:
- Truyện giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy, đó là hai thứ bánh tiêu biểu có trong ngày Tết cổ truyền nước ta.
- Truyện cũng ca ngợi thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với việc khen ngợi và đề cao trí thông minh cũng như lòng hiếu thảo của người lao động, đề cao nghề nông.
- Qua cách vua Hùng lựa chọn người nối ngôi là Lang Liêu, truyện còn đề cao ý thức tôn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán trên cơ sở coi trọng những giá trị sáng tạo thiêng liêng của nhân dân, ca ngợi truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam.
Trên đây là 2 hướng giải đáp nhưng đều chung về ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy mà các tác giả dân gian muốn truyền tải. Các em có thể thông qua những ý nghĩa này để phân tích và nêu cảm nghĩ về tác phẩm.