Trang chủ

Xác định chủ thể trữ tình và cảm hứng chủ đạo của Tây Tiến

Xuất bản: 06/12/2022 - Tác giả:

Liệt kê các dòng thơ trực tiếp bộc lộ tình cảm, cảm xúc của tác giả . Xác định chủ thể trữ tình và cảm hứng chủ đạo của bài thơ Tây Tiến.

Cùng Đọc tài liệu xem các cách trả lời câu 2 trang 9 thuộc nội dung Soạn bài Tây tiến Chân trời sáng tạo - Bài 6: Nâng niu kỉ niệm - SGK ngữ văn 10 tập 2 Chân trời sáng tạo.

Câu hỏi: Liệt kê các dòng thơ trực tiếp bộc lộ tình cảm, cảm xúc của tác giả và nêu tác dụng của chúng. Xác định chủ thể trữ tình và cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

(Câu 2 trang 9 Ngữ văn 10 tập 2 

Chân trời sáng tạo)

Trả lời: 

Cách trả lời 1:

- Các dòng thơ trực tiếp bộc lộ tình cảm, cảm xúc của tác giả:

+ Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

+ Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi.

+ Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói.

- Tác dụng: Thể hiện trực tiếp tình cảm nhớ nhung da diết của tác giả, khẳng định cảm xúc bao trùm bài thơ là nỗi nhớ về binh đoàn Tây Tiến, tác động trực tiếp đến tình cảm của người đọc

- Chủ thể trữ tình của bài thơ là nhà thơ Quang Dũng, tuy nhiên, đây là kiểu chủ thể trữ tình ẩn (không phải kiểu chủ thể có nhân xưng, cũng không phải chủ thể nhập vai)

- Cảm hứng chủ đạo: Ngợi ca vẻ đẹp bi tráng, lãng mạn của người lính trong đoàn quân Tây Tiến.

Cách trả lời 2:

- Các dòng thơ trực tiếp bộc lộ tình cảm, cảm xúc của tác giả:

+ Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi.

+ Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói.

+ Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.

→ Tác dụng: nhằm thể hiện trực tiếp tình cảm của tác giả đối với khung cảnh thiên nhiên Tây Bắc và hình ảnh người lính Tây Tiến.

- Chủ thể trữ tình: người lính Tây Tiến.

- Cảm hứng chủ đạo: cảm hứng lãng mạn, tinh thần bi tráng.

Xem thêm nội dung các câu hỏi khác trong phần soạn bài:

-/-

Trên đây là gợi ý trả lời câu 2 trang 9: "Xác định chủ thể trữ tình và cảm hứng chủ đạo của Tây Tiến" thuộc nội dung soạn bài Tây Tiến Chân trời sáng tạo, đừng quên tham khảo trọn bộ Soạn Văn 10 Chân trời sáng tạo!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM