Trang chủ

Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện Văn 10 Kết nối

Xuất bản: 12/07/2022 - Cập nhật: 29/08/2022 - Tác giả:

Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện trang 32 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống cả ngắn gọn và chi tiết

Cùng Đọc tài liệu đi vào phần trả lời câu hỏi trang 32 thuộc nội dung phần soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện sách Kết nối tri thức ngữ văn 10 tập 1.

Soạn Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện Kết nối tri thức

1. Vấn đề chính được bàn luận là gì?

Trả lời:

Vấn đề chính được bàn luận là giá trị của quà tặng thông qua truyện ngắn Quà Giáng sinh của O.Hen-ry.

2. Bài nghị luận trên giúp người đọc có được biểu biết gì về truyện ngắn Quà Giáng Sinh

Trả lời:

Bài văn nghị luận cung cấp nhiều thông tin giá trị về truyện ngắn Quà Giáng sinh của O.Hen-ry: Nội dung chính của truyện, cốt truyện, nhân vật, tình huống truyện, lời thoại, ngôi kể,..

3. Tác giả bài viết đã triển khai các luận điểm theo trình tự nào?

Trả lời:

Trong văn bản trên, người viết đã phân tích, đánh giá các đặc sắc nghệ thuật trước, sau đó mới phân tích, đánh giá chủ đề.

* Yêu cầu:

- Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm truyện (nhan đề, tên tác giả, ...) và ý kiến khái quát của người viết về tác phẩm.

- Tóm tắt tác phẩm truyện (vừa đủ để người đọc nắm được nội dung chính).

- Phân tích cụ thể, rõ ràng về tác phẩm truyện (chủ đề, nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng) với những cứ liệu sinh động.

- Đánh giá về tác phẩm truyện dựa trên các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục.

- Khẳng định giá trị của tác phẩm truyện.

* Phân tích bài viết tham khảo:

Giá trị hay là sự vô giá của quà tặng trong truyện ngắn Quà Giáng sinh của O.Hen-ry

- Nhan đề bài viết cho biết tên truyện, tên tác giả và hướng phân tích của người viết.

- Đoạn văn 1: Giới thiệu và cung cấp thông tin khái quát về tác phẩm.

- Đoạn văn 2: Tóm tắt nội dung chính của truyện ngắn.

- Đoạn văn 3: Phân tích cốt truyện, nhân vật, tình huống truyện, lời thoại, …; Phân tích lời kết của truyện dựa vào các dẫn chứng lấy từ văn bản truyện.

- Đoạn văn 4: Nêu tác dụng của việc kể chuyện từ ngôi thứ 3 và xác định chủ đề của truyện.

- Đoạn văn 5: Nhấn mạnh và mở rộng chủ đề của truyện.

- Đoạn văn 6: Phần kết luận tóm lược các ý kiến đánh giá đã trình bày trong bài viết.

Khẳng định giá trị của truyện: độ phổ biến, sức sống lâu bền, khả năng tái sinh, …

* Trả lời câu hỏi: Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện Kết nối tri thức

Câu 1.

Vấn đề chính được bàn luận là: Giá trị hay là sự vô giá của quà tặng trong truyện ngắn “Quà giáng sinh” của O.Hen-ry

Câu 2.

Bài nghị luận cung cấp cho người đọc những thông tin về côt truyện, nhân vật, cách kể chuyện độc đáo của nhà văn O.Hen-ry.

Câu chuyện kể về một cặp vợ chồng trẻ sống ở Niu-Oóc. Kinh tế của họ không khá giả. Vào ngày trước Giáng sinh, cô vợ đã quyết định bán đi suối tóc tuyệt đẹp của mình để mua tặng chồng sợi dây đèo đồng hồ bằng vàng. Còn chồng cô thì đã bán đi chiếc đồng hồ gia truyền để mua kẹp tóc cho cô. Cuối cùng cô gái không còn mái tóc dài để sử dụng những chiếc kẹp còn chồng cô thì không còn chiếc đồng hồ để sử dụng sợi dây.

Câu chuyện chỉ xoay quanh hai nhân vật chính là vợ chồng Dim và Đê-la, nhân vật phụ là người đã mua tóc của Đê-le, chủ cửa hiệu "Ma-đam E-loi".

Qua câu chuyện, O. Hen-ry nhấn mạnh quan niệm của ông về giá trị của những món quà. Cách ông dẫn dắt câu chuyện khiến người đọc tán thành với những đánh giá của người kể chuyện và có những liên hệ rộng hơn đến "giá trị" trong cuộc sống.

Câu 3.

- Tác giả đã triển khai các luận điểm theo trình tự từ các yếu tố nghệ thuật đến giá trị nội dung của tác phẩm.

+ Giới thiệu khái quát về tác phẩm

+ Tóm tắt nội dung chính của truyện ngắn

+ Phân tích cốt truyện, nhân vật, tình huống truyện, lời thoại

+ Phân tích đoạn kết của truyện dựa vào các dẫn chứng lấy từ văn bản truyện

+ Nêu tác dụng của việc kể chuyện từ ngôi thứ ba

+ Xác định chủ đề của truyện

+ Nhấn mạnh và mở rộng chủ đề truyện

+ Kết luận tóm lược các ý kiến đánh giá đã trình bày trong bài viết

+ Khẳng định giá trị của truyện.

* Thực hành viết

1. Chuẩn bị viết

- Lựa chọn một tác phẩm truyện mà bạn yêu thích, gợi cho bạn nhiều hứng thú và suy ngẫm: Truyện “Chữ người tử tù” – Nguyễn Tuân.

- Đọc lại để nắm bắt tác phẩm ở mức độ khái quát nhất, xác định những yếu tố hay vấn đề của tác phẩm sẽ được phân tích, đánh giá (chủ đề, cốt truyện, tình huống truyện, nhân vật, ngôi kể, lời thoại, ...).

2. Tìm ý, lập dàn ý 

>>>Xem tài liệu đầy đủ: Dàn ý phân tích truyện Chữ người tử tù

a. Tìm ý: 

- Vì sao tác phẩm này được lựa chọn để phân tích, đánh giá? Điều gì khiến bạn yêu thích tác phẩm?

→ “Chữ người tử tù” là tác phẩm kết tinh tài năng của Nguyễn Tuân trước Cách mạng, được đánh giá là “một văn phẩm đạt gần tới sự toàn thiện, toàn mĩ”

- Câu chuyện trong truyện diễn ra như thế nào?

→ Huấn Cao là một tử tù bị bắt giam chịu sự quản lí của viên quản ngục. Viên quản ngục lại rất yêu thích chữ Huấn Cao, đã nhiều lần biệt đãi và xin Huấn Cao cho chữ nhưng chỉ nhận lại sự khước từ lạnh lùng. Trong đêm cuối cùng trước khi ra pháp trường, Huấn Cao hiểu tấm lòng viên quản ngục, đã đồng ý cho chữ, cảnh cho chữ diễn ra trong nhà lao, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có.

- Chủ đề của truyện là gì?

→ “Chữ người tử tù”: tôn vinh cái đẹp, cái tài, khẳng định sự bất tử của cái đẹp trong cuộc đời.

- Truyện có những nét đặc sắc nào về nghệ thuật (cách xây dựng cốt truyện, tình huống truyện, nhân vật, ngôi kế, lời thoại, ...)?

→ Nhận xét: Bút pháp lãng mạn, lý tưởng hóa: Miêu tả con người trong sự toàn thiện, toàn mỹ; Thủ pháp đối lập; Ngôn ngữ cổ kính, giàu tính tạo hình, ….

- Những câu, đoạn nào trong truyện cần được trích dẫn và phân tích để làm sáng tỏ chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật?

→ Những câu, những đoạn cần chú ý:

+ Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc, tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quan coi ngục này là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ.

+ Một kẻ biết kính mến khí phách, một kẻ biết tiếc, biết trọng người có tài, hẳn không phải là kẻ xấu hay vô tình.

+ Một ngày kia được treo ở nhà riêng mình một đôi câu đối do tay ông Huấn Cao viết, mai mốt đây, ông Huấn bị hành hình mà không kịp xin được mấy chữ thì ân hận suốt đời mất.

+ ….. 

- Cần nhận xét, đánh giá như thế nào về thành công hay hạn chế của tác phẩm?

→ Đây là một tác phẩm hay, đạt gần tới sự toàn thiện, toàn mĩ.

b. Lập dàn ý: 

Phân bố các ý tìm được ở trên vào từng phần của của bài viết theo gợi ý sau:

- Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm (nhan đề, tên tác giả,...) và ý kiến khái quát của người viết về tác phẩm. Chia sẻ với người đọc lí do bạn lựa chọn tác phẩm này để phân tích, đánh giá, điều khiến bạn yêu thích tác phẩm.

- Thân bài:

+ Tóm tắt nội dung chính của truyện.

+ Phân tích, đánh giá về chủ đề của truyện dựa trên cứ liệu dẫn ra từ tác phẩm.

+ Phân tích, đánh giá những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm. Mỗi phân tích, đánh giá đều cần có những chi tiết tiêu biểu được dẫn ra từ tác phẩm.

- Kết bài: Tóm lược các nhận định trong phần thân bài, khẳng định giá trị của tác phẩm, đưa ra một số ý tưởng mở rộng, ...

-/-

Trên đây là gợi ý trả lời trong nội dung soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện trang 32 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Kết nối tri thức, đừng quên tham khảo trọn bộ Soạn Văn 10 Kết nối tri thức!

- Tổng hợp các tài liệu và bài học soạn văn 10 mới -

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM