Trang chủ

Viết một bài văn khoảng 400 chữ kể lại một truyện cổ tích

Xuất bản: 13/07/2021 - Tác giả:

Hướng dẫn cách viết một bài văn khoảng 400 chữ kể lại một truyện cổ tích với dàn ý mẫu một số câu truyện cổ tích em đã học trong chương trình Ngữ văn 6.

Các em đang tìm kiếm một bài văn khoảng 400 chữ kể lại một truyện cổ tích để tham khảo? Không những tổng hợp những bài văn kể lại một truyện cổ tích theo yêu cầu trong

Dàn ý bài văn khoảng 400 chữ kể lại một truyện cổ tích

Một số mẫu dàn ý tiêu biểu của các câu chuyện mà các em đã được học trong chương trình Ngữ văn 6:

Dàn ý kể lại câu chuyện Em bé thông minh bằng lời văn của em

a. Mở bài

Giới thiệu câu chuyện Em bé thông minh.

Gợi ý: Dân gian đã lưu truyền rất nhiều câu chuyện nói về người thông minh - những con người giúp đất nước thoát khỏi nguy nan, và phát triển. Và một trong những câu chuyện mà tôi ấn tượng nhất là "Em bé thông minh" sau đây tôi xin kể lại câu chuyện.

b. Thân bài

- Kể lại câu chuyện theo trật tự phù hợp. Nhưng đảm bảo gồm các sự kiện chính sau:

  • Vua sai cận thần đi tìm người tài giỏi giúp nước.
  • Cận thần gặp hai cha con đang cày ruộng, và đưa ra câu hỏi oái oăm (trâu một ngày thì cày được mấy đường)
  • Cậu bé đã đố ngược lại khiến vị quan không biết trả lời thế nào (ngựa của quan một ngày đi mấy đường).
  • Quan về tâu vua, vua tiếp tục ra câu đố mới (ban cho 3 thúng gạo nếp và 3 con trâu đực ra lệnh làm sao đẻ thành 9 con)
  • Em bé đã để cả làng làm thịt trâu ăn và đố lại nhà vua khiến vua rất bất ngờ trước trí thông minh của em (cha không chịu đẻ em bé)
  • Vua quyết định thử tài em bé lần 3 bằng cách đưa một con chim sẻ bắt dọn thành 3 cỗ thức ăn.
  • Em bé giải đố bằng cách đố lại vua khiến vua khâm phục trước tài trí của mình (rèn cái kim may thành dao mổ chim)
  • Nước láng giềng muốn xâm chiếm bờ cõi, bèn dò la xem nước ta có người tài hay không nên ra câu đố hóc búa mãi không ai giải được (xâu sợi chỉ mảnh qua đường ruột ốc)
  • Vua quan đều không giải được phải nhờ đến em bé mới giải được.
  • Em bé được phong là trạng nguyên.

c. Kết bài

Những cảm nhận, suy nghĩ của em về câu chuyện.

Gợi ý: Người Việt chúng ta có rất nhiều người thông minh như vậy đấy. Câu chuyện Em bé thông minh cũng là một lời nhắc nhở mà ông cha ta muốn nhắn nhủ đến con cháu, trí thông minh rất cần thiết trong xã hội, người có trí thông minh mà có lòng lương thiện sẽ giúp cho đất nước ngày càng giàu đẹp.

Dàn ý bài văn kể lại truyện cổ tích Thạch Sanh

a. Mở bài

Giới thiệu truyện cổ tích “Thạch Sanh”.

Gợi ý mở bài ngắn gọn: Trong những câu chuyện cổ tích mà em từng được nghe, thì em thích nhất là truyện Thạch Sanh.

b. Thân bài (diễn biến sự việc)

- Mở đầu: Ngọc Hoàng sai Thái tử xuống đầu thai làm con của hai vợ chồng tốt bụng. Bố mẹ mất sớm. Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy võ công và phép thần thông cho Thạch Sanh.

- Thắt nút: Lý thông gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em để lợi dụng.

- Tình huống hát triển:

+ Thạch Sanh dùng búa chém chết chằn tinh. Lý Thông cướp công.

+ Thạch Sanh dùng tên bắn bị thương đại bàng, phát hiện hang ổ rồi xung phong cứu công chúa. Lý Thông lại một lần nữa cướp công.

- Mở nút: Khi nghe tiếng đàn văng ra từ trong ngục, công chúa bỗng cười nói vui vẻ trở lại. Thạch Sanh được minh oan, kết tội mẹ con Lý Thông.

- Kết thúc: Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Mười tám nước chư hầu đến cầu hôn không được, kéo quân sang đánh. Nhưng chỉ nhờ có tiếng đàn và niêu cơm mà quân của 18 nước phải kéo nhau về.

c. Kết bài.

Ý nghĩa câu chuyện: “Ở hiền gặp lành” và “ác giả ác báo”.

Gợi ý: Truyện Thạch Sanh không chỉ hấp dẫn, thú vị, mà còn dạy cho em những bài học ý nghĩa. Đó chính là ở hiền thì gặp lành, ác giả thì ác báo - một bài học mà ông cha muốn truyền cho con cháu sau này.

Dàn ý kể lại truyện Cây tre trăm đốt

a. Mở bài

Giới thiệu câu chuyện Cây tre trăm đốt

b. Thân bài

- Mở đầu: Giới thiệu anh đầy tớ hiền lành và lão phú ông tham lam, lừa lọc.

- Thắt nút: Lão lừa dối “sẽ gả con gái” cho anh.

- Tình huống phát triển:

+ Anh quần quật làm việc không quản mệt nhọc, vất vả

+ Lão phú ông gả con gái với điều kiện anh phải đi tìm được cây tre trăm đốt

+ Anh đầy tớ không tìm được nhưng may mắn có Bụt ra tay giúp đỡ, anh đã thành công và mừng rỡ gánh về.

- Mở nút: Khi thấy hai họ ăn uống linh đình và sửa soạn đón dâu, anh mới hiểu mình bị lừa và ra tay trừng phạt.

- Kết thúc: Lão phú ông phải gả con gái cho anh. Hai vợ chồng sống với nhau hạnh phúc.

c. Kết bài

- Nêu cảm nghĩ

- Rút ra bài học.

Tham khảo một số bài văn mẫu kể lại một câu chuyện (truyền thuyết, cổ tích) bằng lời văn của em cùng trong đề tài!

Top 2 bài văn khoảng 400 chữ kể lại một truyện cổ tích

Dưới đây là 2 bài văn mẫu tham khảo do Đọc tài liệu thực hiện mà các em có thể tham khảo để hoàn thiện bài làm của mình.

Bài văn khoảng 400 chữ kể lại một truyện cổ tích Thạch Sanh

Tuổi thơ của chúng ta ai chẳng được nghe kể về những câu chuyện cổ tích thú vị và Thạch Sanh là một truyện rất hay mà em luôn nhớ rõ.

Chuyện kể về đôi vợ chồng già nhưng chưa có con, họ rất tốt bụng, hay giúp đỡ người khác. Thấy thương cảm Ngọc Hoàng phái Thái tử đầu thai làm con, gọi là Thạch Sanh. Hai vợ chồng tuổi cao sức yếu đã sớm qua đời chỉ còn Thạch Sanh vừa khôn lớn phải sống một mình cạnh gốc đa hành nghề kiếm củi.

Một hôm người hàng rượu Lý Thông thấy Thạch Sanh khỏe như voi nên đã gạ kết nghĩa anh em. Thạch Sanh cảm động, vui vẻ đồng ý.

Bấy giờ có con chằn tinh, có nhiều phép lạ, chuyên ăn thịt người, mỗi năm phải cúng mạng người cho nó. Lần này đến lượt Lý Thông, hắn bèn lừa Thạch Sanh đi canh miếu thờ thay mình. Thạch Sanh thật thà nhận lời, đến đêm thì chằn tinh xuất hiện, bằng tài nghệ chàng dễ dàng hạ nó. Nó chết để lại một bộ cung tên bằng vàng. Chàng chặt đầu nó và nhặt bộ cung tên xách về. Lý Thông thấy vậy liền cướp công, nhà vua phong hắn chức Quận công.

Vua mở hội kén rể cho công chúa, đột nhiên nàng bị đại bàng bắt đi. Thạch Sanh thấy đại bàng quắt người bèn lấy cung bắn nó bị thương, lần theo vết màu tìm được hang ổ. Lý Thông lại tìm đến nhờ Thạch Sanh dẫn đường đi cứu công chúa. Khi cứu được người, hắn ta sai người lấp hang nhốt chàng hòng cướp công. Ở trong hang, chàng lại cứu được con vua Thủy Tề, nhà vua tặng cho cây đàn thần. Chàng lại trở về gốc đa.

Hồn chằn tinh và đại bàng báo thù Thạch Sanh bằng cách ăn cắp của cải mang đến gốc đa, chàng bị bắt vào ngục.

Công chúa từ khi về cung bỗng bị câm, không ai chữa khỏi được. Trong ngục tối Thạch Sanh lấy đàn ra gảy, công chúa lập tức khỏi bệnh. Chàng được minh oan, mẹ con Lý Thông được tha cho về quê làm ăn nhưng trên đường về bị sét đánh hóa thành thạch bọ hung.

Lễ cưới công chúa và Thạch Sanh diễn ra long trọng. Hoàng tử các nước chư hầu thấy thế rất tức giận đem quân đến đánh. Thạch Sanh mang đàn ra đánh, đẩy lùi được quân 18 nước chư hầu. Thiết đãi cơm niêu thần ăn mãi không hết khiến người người cúi lạy. Về sau, nhà vua không có con trai đã nhường ngôi cho Thạch Sanh, chàng và công chúa sống hạnh phúc bên nhau.

Đây là một câu chuyện kết thúc có hậu, và nó còn dạy cho em bài học: ở hiền thì gặp lành, ác giả thì ác báo - một bài học mà ông cha muốn truyền cho con cháu sau này.

Bài văn khoảng 400 chữ kể lại một truyện cổ tích Cây tre trăm đốt

Ở trước nhà em có trồng rất nhiều tre. Khi rảnh rỗi, em thường ngồi đếm các đốt của từng cây tre. Mỗi lần như vậy em lại nhớ về truyện cổ tích Cây tre trăm đốt mà mẹ từng kể.

Chuyện kể về một anh chàng đầy tớ nghèo khó nhưng chịu khó làm lụng. Anh làm việc cho lão phú ông trong làng, và được ông ta hứa là nếu chịu khó làm thì lão sẽ gả cô con gái xinh đẹp của mình cho. Nghe vậy, anh vui lắm, nên ra sức làm những việc phú ông yêu cầu, không quản mệt nhọc, vất vả.

Tuy nhiên, đời nào mà lão phú ông lại gả con gái của mình cho một kẻ nghèo khổ, đi làm thuê cơ chứ. Đến khi cô con gái đủ tuổi kén rể thì ông ta đã vội vàng đồng ý, gả cô cho tên nhà giàu ở làng bên.

Vì để dấu diếm chàng đầy tớ nhà mình, phú ông nói với chàng trai rằng, hãy tìm cho được một cây tre trăm đốt về làm sính lễ thì mới gả con gái cho. Thế là chàng trai vội vàng lên rừng tìm kiếm cây tre trăm đốt. Thế nhưng chàng tìm mãi, tìm mãi vẫn không tìm được cây tre trăm đốt nào cả. Quá mệt mỏi và tuyệt vọng, chàng ngồi xuống bật khóc tức tưởi. Đúng lúc đó bụt hiện lên, bảo anh hãy chặt một trăm đốt tre và dạy cho anh hai câu thần chú. Câu thần chú “Khắc nhập, khắc nhập” để một trăm đốt tre tự gắn lại với nhau tạo thành cây tre trăm đốt. Câu thần chú “Khắc xuất, khắc xuất” để các đốt tre tự rời nhau ra.

Thế là chàng trai mừng rỡ mang tre về nhà. Về đến nơi, chàng thấy trên sân là đám cỗ linh đình thì nhận ra là mình bị lừa. Thế nhưng chàng vẫn gọi phú ông ra xem cây tre trăm đốt. Khi lão ta vừa lại gần, chàng đọc ngay thầ chú “Khắc nhập, khắc nhập” khiến lão bị dính luôn vào cây tre. Cả nhà hỗn loạn, đầy tờ tìm mọi cách vẫn không gỡ lão ra được. Mãi sau, lão đồng ý gả con gái cho chàng đúng như đã hứa. Chàng không tin ngay, mà bắt lão thề thốt nhiều lần mới thả cho lão xuống.

Từ đó, mọi người ai càng nể phục chàng. Chàng cưới được cô vợ xinh đẹp, chung sống bên nhau hạnh phúc.

-/-

Xem thêm Soạn văn 6 Chân trời sáng tạo với hướng dẫn chi tiết trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa em nhé!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM