Trang chủ

Viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử

Xuất bản: 29/08/2024 - Tác giả:

Viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử trang 77 được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 9 giúp soạn văn 9 dễ dàng hơn.

Khái niệm: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử thuộc loại văn bản thông tin, được viết nhằm cung cấp thông tin cho người đọc về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử trên các phương diện: vị trí tọa lạc, lịch sử hình thành, đặc điểm kiến trúc, cảnh quan, …; giá trị văn hóa, lịch sử, cách thức tham quan…

Yêu cầu đối với kiểu văn bản:

Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản:

Văn bản: Khám phá Vườn Quốc gia Tràm Chim

Câu 1: Xác định bố cục của bài viết và nội dung chính của từng phần.

Trả lời:

Bố cục: 3 phần

+ Phần 1: Mở bài (Từ đầu đến “thực vật phong phú”): giới thiệu khái quát về Vườn Quốc gia Tràm Chim.

+ Phần 2: Thân bài (Tiếp theo đến “mật ong, hương tràm…”: lần lượt trình bày các thông tin về đặc điểm của Vườn Quốc gia Tràm Chim như: vị trí toạ lạc và lịch sử hình thành, đa dạng sinh học, giá trị của Vườn Quốc gia Tràm Chim và cách thức tham quan Vườn Quốc gia Tràm Chim.

+ Phần 3: Kết bài (Đoạn còn lại): Đánh giá khái quát về Vườn Quốc gia Tràm Chim, đưa ra lời mời gọi tham quan.

Câu 2: Nhan đề và các đề mục trong văn bản có mối quan hệ với nhau như thế nào? Nêu vai trò của các đề mục trong văn bản.

Trả lời:

Mối quan hệ chặt chẽ với nhau: Nhan đề nêu đối tượng thuyết minh là Vườn Quốc gia Tràm Chim, còn các đề mục có vai trò làm nổi bật các thông tin quan trọng liên quan đến Vườn Quốc gia Tràm Chim như: vị trí toạ lạc và lịch sử hình thành, đa dạng sinh học, giá trị và cách thức tham quan.

Câu 3 (trang 81 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Chỉ ra và nêu tác dụng của cách trình bày thông tin được sử dụng chủ yếu trong bài viết trên.

Trả lời:

- Cách trình bày thông tin được sử dụng chủ yếu trong bài viết trên là: trình bày thông tin theo các đối tượng phân loại.

- Tác dụng: cung cấp các thông tin khái quát về thắng cảnh và giới thiệu chi tiết về từng đối tượng của thắng cảnh.

Câu 4: Người viết tô đậm những từ ngữ nào trong văn bản? Dụng ý của cách trình bày này là gì? (làm nổi bật thông tin)

Trả lời:

- Người viết tô đậm những đề mục trong VB.

- Dụng ý: nhấn mạnh thông tin cơ bản của VB, định hướng để người đọc tiện theo dõi nội dung của VB.

Câu 5: Từ bài viết trên, em rút ra lưu ý gì khi sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ trong bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử?

Trả lời:

Những lưu ý khi sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ trong bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử:

– Sử dụng kết hợp một số loại phương tiện phi ngôn ngữ như: sơ đồ, bảng biểu, hình ảnh minh hoạ,… để làm minh hoạ và làm nổi bật thông tin trong VB hoặc cung cấp thêm thông tin về đối tượng thuyết minh chưa được thể hiện bằng phương tiện ngôn ngữ.

– Sử dụng đề mục và một số dấu hiệu hình thức (in nghiêng, in đậm,…) để làm nổi bật thông tin quan trọng.

Câu 6: Em học được điều gì về cách thuyết minh một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử từ bài viết trên?

Trả lời:

– Cần giới thiệu rõ ràng, cụ thể về danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử.

– Có thể kết hợp thuyết minh với miêu tả, biểu cảm, tự sự để hấp dẫn, thu hút người đọc.

– Trình bày thông tin chính xác, rõ ràng, hấp dẫn.

Hướng dẫn quy trình viết

Đề bài: Viết bài văn thuyết minh (khoảng 600 chữ) về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử ở nơi em sống để tham gia cuộc thi “Danh thắng và di tích tôi yêu” do một tạp chí du lịch tổ chức.

Bài viết tham khảo:

Vịnh Hạ Long là 1 trong những di sản thiên nhiên nổi tiếng nhất của Việt Nam, đã lọt top 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới. Vì thế nhắc đến du lịch Hạ Long, chúng ta không thể nào bỏ qua vịnh biển tuyệt đẹp cùng vô số những trải nghiệm hấp dẫn tại đây.

1. Giới thiệu về vịnh Hạ Long

Vịnh Hạ Long nằm ở phía Đông Bắc của Việt Nam, là nơi giao nhau của một phần phía tây Vịnh Bắc Bộ và phía Tây Nam giáp với đảo Cát Bà. Vẻ đẹp của vịnh biển này như một bức tranh đa sắc màu, từng đường nét hài hòa đến kì diệu.

Vịnh Hạ Long được công nhận là 1 trong 10 vịnh biển đẹp nhất thế giới, là sự kết hợp hài hòa giữa không gian bầu trời rộng lớn với sự mênh mang, bao la của sông nước. Tại đây có hàng nghìn đảo đá, bên trong là các hang động với nhiều hình thù kì diệu, tạo nên những nét chấm phá có một không hai. Đảo này nối tiếp đảo kia với những hình thù khác nhau được bàn tay tạo hóa cố tình càng khiến con người thêm say lòng.

Vẻ đẹp kì diệu và hiếm có của vịnh Hạ Long được tạo nên từ ba yếu tố: Đá, nước và bầu trời. Tại đây du khách sẽ có cơ hội tìm thấy những cảnh sắc mà không một nơi nào trên thế giới có được. Bên cạnh đó những năm gần đây, Quảng Ninh cũng đang đầu tư rất mạnh tay để phát triển tiềm năng du lịch của vịnh Hạ Long. Vì thế nơi đây chắc chắn sẽ là điểm đến vô cùng hấp dẫn, hứa hẹn mang lại cho bạn những trải nghiệm khó quên.

2. Vẻ đẹp của vịnh Hạ Long

Vịnh Hạ Long có tổng diện tích tự nhiên lên đến hơn 1.500km2 với gần 2.000 hòn đảo lớn nhỏ, tạo nên những cảnh quan vô cùng kỳ vĩ. Bên trong hệ thống đảo của vịnh là những hang động với màu sắc và thạch nhũ đẹp nổi tiếng như: Hang Đầu Gỗ, Bồ Nâu, Trinh Nữ, Sửng Sốt…

Với những giá trị riêng biệt của mình, Vịnh Hạ Long đã hai lần được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Không chỉ bởi giá trị về mặt thẩm mỹ, mà còn có giá trị rất lớn ở địa chất và địa mạo, có giá trị to lớn với sự phát triển du lịch của địa phương. Đến năm 2011, một lần nữa Vịnh Hạ Long lại vinh dự được là một trong 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới, khẳng định vẻ đẹp và giá trị của cảnh sắc Việt Nam. Sau những danh hiệu này, vịnh Hạ Long đã được nhiều bạn bè quốc tế biết đến, trở thành điểm đến hấp dẫn nhất của du lịch Việt Nam.

2.1. Quần thể đảo tại vịnh Hạ Long

Quần thể đảo ở vịnh Hạ Long có hai dạng chính là đảo đá vôi và đảo phiến thạch. Các đảo tập trung ở hai vùng chính, là vùng phía Đông Nam của vịnh Bái Tử Long và vùng phía Tây Nam của vịnh Hạ Long. Theo thống kê hiện nay trong 1.969 đảo của vịnh Hạ Long có khoảng 1.921 đảo đá, đa phần trong số đó có độ cao khoảng 200m. Theo nhiều nghiên cứu địa hình tại vịnh Hạ Long có tuổi kiến tạo địa chất khoảng từ 250 đến 280 triệu năm về trước, được tạo nên từ quá trình vận động nâng lên, hạ xuống của các mảng lục địa, khiến lục địa thành vùng trũng biển. Đồng thời quá trình carxtơ bào mòn, phong hóa sau hàng triệu năm đã biến vịnh Hạ Long thành độc nhất vô nhị, với địa hình địa thế riêng biệt.

Khu vực tập trung các đảo đá có phong cảnh đặc biệt và nhiều hang động đẹp là ở vùng lõi của vịnh Hạ Long, thêm một phần vịnh Bái Tử Long và vịnh Lan Hạ. Nơi đây trở thành cái nôi để phát triển du lịch đất mỏ, tạo nên sức hấp dẫn không thể chối từ.

Mỗi hòn đảo mang một hình thù khác nhau, tạo thành những màu sắc mới mẻ và đặc trưng mà chỉ có Hạ Long có được. Dựa vào hình dáng này cộng với sự tưởng tượng của con người, các hòn đảo ở đây đã được đặt những cái tên rất gần gũi bình dị như đảo Đầu Người, hòn Trống Mái, hòn Rồng, hòn Ông Sư, hòn Đũa… Bên cạnh đó, một số đảo còn được đặt tên theo các sự tích dân gian như núi Bài Thơ, hang Trinh Nữ, đảo Tuần Châu hay các nét độc đáo trên đảo như hòn Ngọc Vừng, hòn Kiến Vàng, đảo Khỉ…

2.2. Những hòn đảo nổi tiếng nhất tại vịnh Hạ Long

Hòn Gà Chọi: Đây là một trong những hòn đảo nổi tiếng bậc nhất tại Hạ Long, hòn Gà Chọi còn có tên gọi khác là hòn Trống Mái, nằm gần hòn Đỉnh Hương cách cảng Bãi Cháy khoảng 5km. Đảo gồm 2 phần với hình thù giống như một đôi gà trống mái, chiều cao mỗi đảo khoảng hơn 10m, phần chân đảo bóp nhỏ lại nên trông đảo rất chênh vênh giữa mặt biển bao la.

Đảo Ngọc Vừng: Đảo Ngọc Vừng là hòn đảo cách cảng tàu du lịch khoảng hơn 34km, thuộc địa phận huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Hòn đảo nằm giữa rất nhiều những bãi biển đẹp, có núi Vạn Xuân cao đến 182m và có di chỉ khảo cổ với giá trị lịch sử lâu đời rộng 45.000m2. Đảo Ngọc Vừng có tổng diện tích 12 km2, thuộc hệ thống thương cảng cổ Vân Ðồn, được xây dựng từ thế kỷ 11. Ở phía đông của hòn đảo này là bãi cát dài, cát trắng tới hàng kilômét.

Đảo Ti Tốp: Đảo Ti Tốp có tên cũ là hòn Cát Nàng vào thời Pháp thuộc. Hòn đảo này thuộc khu vực vịnh Hạ Long cách Bãi Cháy khoảng 14km về phía Đông. Tên đảo bắt nguồn từ tên của nhà du hành vũ trụ người Nga Gherman Titov khi ông đến Hồ Chí Minh và ghé thăm vịnh Hạ Long vào năm 1962.

Đặc trưng của đảo Ti Tốp là có bờ dốc đứng, bãi cát trắng phẳng với hình vầng trăng bao phủ chân đảo. Các tour du lịch, đặc biệt là tour du thuyền thường ghé lên đảo để du khách có cơ hội ngắm nhìn toàn cảnh vịnh Hạ Long, tắm biển, chèo thuyền kayak và tham gia nhiều hoạt động ngoài trời thú vị khác.

Đảo Tuần Châu: Đảo Tuần Châu có diện tích khoảng 3 km2, là hòn đảo gần bờ, ở phía Tây Nam vịnh Hạ Long. Đảo có làng mạc và dân cư sinh sống khá thưa thớt. Đây cũng là khu vực các nhà khảo cổ đã tìm ra nhiều di chỉ thuộc nền văn hóa Hạ Long. Từ năm 2001, một con đường lớn đã được Quảng Ninh xây dựng nối đảo với đất liền tạo thành một tổ hợp dịch vụ vui chơi, giải trí với đầy đủ các dịch vụ khách sạn, nhà hàng và bãi tắm. Từ đó đến nay đảo Tuần Châu đã có sự phát triển và lột xác chóng mặt, trở thành đầu não của du lịch Hạ Long, với sự đầu tư vô cùng bài bản và quy mô.

3. Cách di chuyển từ Hà Nội đến Hạ Long

Hà Nội cách Vịnh Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh tầm 170km, di chuyển trong 4 giờ đồng hồ (có xe chạy nhanh thì tầm 3 giờ là bạn đã đến nơi rồi)

- Phương tiện cá nhân: nếu các bạn sử dụng loại phương tiện cá nhân thì các bạn chỉ mất khoảng 3h vì mình sẽ đi thông qua hệ thống đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long. Đường cao tốc này cấm xe máy, nếu các bạn muốn đi xe máy chặng Hà Nội – Hạ Long có thể đi theo đường 1A tức là đi qua Bắc Ninh rồi rẽ theo tuyến QL18 để tới Uông Bí – Hạ Long.

- Phương tiện công cộng (Ô tô): có thể nói phương tiện nhanh nhất là đi xe ô tô để tới Vịnh Hạ Long. Điểm xuất phát sẽ từ bến xe Mỹ Đình với thời gian khoảng 4-5 tiếng nếu đi theo lộ trình cũ. Tuy nhiên hệ thống đường đi cũng như các nhà xe đã tạo điều kiện rất thoải mái để rút ngắn thời gian di chuển còn 3 tiếng. Các bạn tùy theo khoảng thời gian của mình để lựa chọn phương án thích hợp.

- Tàu hỏa: Hàng ngày sẽ có tàu hỏa chạy từ ga Yên Viên đến ga Hạ Long,  thời gian di chuyển lại rất lâu (7-8 tiếng cho quãng đường khoảng 170km), xuống xe ta phải mất thời gian bắt taxi tới nữa. Chính vì vậy, phương án đi tàu hỏa xuống Hạ Long chắc chỉ phù hợp với các bạn có thừa thời gian và tò mò thích thử cảm giác khác lạ.

- Máy bay: Có 2 sân bay gần với Hạ Long nhất là sân bay Cát Bi của Hải Phòng và sân bay Vân Đồn của Quảng Ninh.  Nếu các bạn thích khám phá một vài điểm nổi tiếng ở Hạ Long như Cô Tô hay Quan Lạn mình khuyên các bạn hãy lựa chọn sân bay Vân Đồn. Nếu như muốn kết hợp khám phá Hải Phòng và đảo Cát Bà, các bạn hãy lựa chọn các đường bay tới Cát Bi nhé, gần mà tiết kiệm được rất nhiều thời gian.

4. Ăn gì ở Hạ Long?

Đi tới Hạ Long không những được ngắm cảnh mà còn được chiêm ngưỡng với rất nhiều món ăn ngon ở đây, đầu tiên có thể kể đến là:

- Chả mực Hạ Long: là một thương hiệu ẩm thực của Tây Ninh, cách chế biến món mực này rất ngon, mực được cho vào cối giã nhuyễn, sau đó nêm nếm rồi cho vào các chảo mỡ, trở đều hai mặt cho tới khi chín vàng. Mùi vị rất thơm và miếng mực ăn rất thấm, giòn và béo.

- Sá Sùng: một món ăn rất đặc trưng chỉ có ở Hạ Long, nhìn có hình dạng giống con giun đất, được sấy khô hoặc nấu canh nước, rất ngon và có vị thanh như đặc trưng của nó.

- Sam biển: Đây là món ăn mà ai đã ăn một lần rồi, sẽ còn muốn ăn thêm lần nữa, thực sự nó là một món ăn rất ngon ở Quảng Ninh.

Nổi danh là một kỳ quan mà mẹ thiên nhiên mang tặng cho đất nước Việt Nam, Vịnh Hạ Long ngày càng thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan và trải nghiệm. Chúc bạn có một chuyến khám phá Hạ Long với thật nhiều niềm vui và những trải nghiệm lý thú nhé.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM