1. Định hướng
1.1. Yêu cầu chung của kiểu bài này là:
- Nêu được vấn đề cần giải quyết.
- Triển khai tường minh, mạch lạc; làm rõ những hạn chế của vấn đề cần được khắc phục.
- Trình bày được một số giải pháp khả thi và có sức thuyết phục để giải quyết những hạn chế của vấn đề
1.2. Để viết được bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề cần gải quyết, các em cần chú ý:
- Chọn vấn đề mang tính thời sự, có ý nghĩa xã hội, đang còn những hạn chế cần được giải quyết; vấn đề coa tính thiết thực và phù hợp với mối quan tâm của các em.
- Bài viết phải trình bày rõ những hạn chế của vấn đề; nêu và lí gải được một số đề xuất để khắc phục những hạn chế đó.
- Luận đề của bài viết cần được làm sáng tỏ bằng các luận điểm, với đủ lí lẽ và bằng chứng phong phú, chính xác, có sức thuyết phục…
- Người viết cần thể hiện rõ mục đích, thái độ của bản thân về vấn đề thông qua lí lẽ, bằng chứng và giọng điệu.
2. Thực hành
2.1. Thực hành viết theo các bước
Bài tập (trang 128 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Suy nghĩ của em về vấn đề một số học sinh ngại đọc sách và cách khắc phục
a) Chuẩn bị
- Tìm hiểu đề để biết các thông tin chính trước khi viết (kiểu bài, nội dung chính, phạm vi sử dụng bằng chứng).
- Đọc sách, báo, Internet và tìm trong thực tiến những bằng chứng về vấn đề ngại đọc sách của học sinh (có liên hệ với chính mình); ghi chép lại những thông tin đó.
- Suy nghĩ về nguyên nhân của vấn đề này và các biện pháp khắc phục (có thể trao đổi với thầy cô, bạn bè, bố mẹ, anh chị… để tham khảo ý kiến của mọi người).
b) Tìm ý và lập dàn ý
- Tìm ý cho bài viết bắng cách đặt và trả lời các câu hỏi:
+ Vấn đề ngại đọc sách của học sinh được thể hiện như thế nào?
+ Có những nguyên nhân nào khiến cho học sinh ngại đọc sách?
+ Tác hại của việc ngại đọc sách là gì?
+ Làm thế nào để giải quyết được vấn đề ngại đọc sách của học sinh?
- Lập dàn ý cho bài viết bằng cách lựa chọn sắp xếp các ý đã tìm được theo bố cục ba phần:
(1) Mở bài
Giới thiệu vấn đề học sinh ngại đọc sách, nêu nhận xét chung
(2). Thân bài
+ Trình bày cụ thể các biểu hiện của vấn đề học sinh ngại đọc sách:
+ Lí giải về những tác hại của việc ngài đọc sách (đối với việc học, phát triển bản thân…).
+ Chỉ ra những nguyên nhân khiến học sinh ngại đọc sách (chủ quan, khách quan).
+ Đề xuất những giải pháp khắc phục vấn đề ngại đọc sách cảu học sinh (Bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng nên làm gì, làm như thế nào?).
(3). Kết bài
+ Khẳng định những quan điểm của bản thân về vấn đề.
+ Nêu lên suy nghĩ, mong muốn của bản thân liên quan đến vấn đề.
c) Viết
- Dựa vào dàn ý đã lập để thực hành viết
- Có thể viết cả bài hoặc viết một ý (một luận điểm) trong phần thân bài.
- Trong khi viết cần chú ý sử dụng các lí lẽ và phân tích bằng chứng để tăng sức thuyết phục.
d) Kiểm tra và chỉnh sửa
Tham khảo các yêu cầu đã nêu ở bài 1, phần Viết, muc d (trang 25,26) và đối chiếu với dàn ý đã làm ở bài này.
* Bài văn tham khảo
Có người từng nói: “Đọc một quyển sách là đi muôn dặm đường”. Ba-rắc Obama từng khuyên: “Nếu biết cách đọc, cả thế giới sẽ mở ra trước mắt bạn”. Có thể nói, đọc sách là việc không thể thiếu đối với bất kì ai đang học tập, nghiên cứu kiến thức và tìm kiếm con đường thành công. Thế nhưng, hiện nay, có rất nhiều học sinh xem thường sách và vai trò của việc đọc sách. Thực trạng ấy thật đáng lo ngại.
Sách là một phương tiện dùng để ghi chép, lưu giữ và lưu truyền tri thức trong xã hội loài người. Sách đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển tri thức. Mỗi quyển sách là một động lực phát triển văn minh xã hội. Có thể nói “Sách là người bạn lớn của con người”.
Trước sự phát triển của cuộc sống, con người nguyên thủy nhận thức rõ tầm quan trọng của tri thức. Họ tìm cách lưu giữ những thông tin mình đã nhận thức được để lại cho các thế hệ sau. Và sách đã ra đời. Có thể nói từ khi có sách thì nền văn minh của loài người mới được xác thực. Hình thức ban đầu của sách là những hình khắc và kí tự lên vách đá, mai rùa, xương thú. Rồi đến thời kì viết chữ lên thẻ tre, thẻ trúc, lên tấm vải. Cuối cùng là viết hoặc in lên trang giấy và đóng thành tập. Trải qua thời gian, hình thức của sách không ngừng thay đổi. Càng thay đổi, sách ngày càng tiện lợi, dễ sử dụng và bảo quản hơn. Trước đây, sách là phương tiện chính để học tập, giáo dục và phổ biến tri thức trong xã hội. Ngày nay, nhờ các thành tựu của nền khoa học kĩ thuật, các phương tiện truyền thông và thiết bị điện tử gần như đã thay thế vai trò của sách. Con người đã tiến hành ghi chép và lưu trữ tri thức vào các bộ nhớ điện tử. Đồng thời phổ biến nó bằng các định dạng thông qua các ứng dụng điện tử. Người đọc có thể tiếp cận nguồn tri thức mà không cần phải giở từng trang sách. Công cụ tìm kiếm của Google là một minh chứng rõ ràng cho hình thức này. Bộ lưu trữ điện tử sẽ là hình thức của sách ở tương lai.
Ngày nay, do nền công nghệ thông tin phát triển mạnh, con người có cuộc sống dư giả, họ thích thụ hưởng hơn là lao động, vì thế sách đã bị xem thường. Xu hướng toàn cầu hóa diễn ra ồ ạt, khiến cho học sinh ngày nay không chịu đọc sách. Một thực tế cần phải xác nhận là học sinh ngày nay không còn yêu mến sách nữa. Việc đọc sách của học sinh vì thế cũng rất hạn chế. Vấn đề đọc sách của học sinh hiện nay trở thành nỗi lo ngại của toàn xã hội “Chúng ta sẽ trở thành gì phụ thuộc vào điều chúng ta đọc sau khi tất cả thầy cô đã xong việc với chúng ta. Trường học vĩ đại nhất chính là sách vở” . Thế nhưng, các bạn trẻ ngày nay không mấy quan tâm đến điều đó. Họ lười đọc sách, đọc những quyển sách dễ dãi, hoặc đọc sách qua loa, hoặc đọc sách chỉ để khoe mẽ chứ không chú tâm đến kiến thức hữu ích... Học sinh Việt Nam ngày nay không có hứng thú đọc sách. Ngoài những quyển sách bắt buộc phải đọc học sinh ít quan tâm đến sách khác. Học sinh thường hay đọc các loại truyện tranh có nội dung nhảm nhí, vô bổ mà ít tìm đến các loại sách khoa học. Những quyển sách văn học tuổi teen với nội dung dễ dãi thường được học sinh lựa chọn đọc. Còn sách lịch sử, sách địa lí, sách khoa học gần như không nằm trong danh mục lựa chọn. Việc học sinh không muốn đọc những quyển sách có nội dung nghiên cứu khoa học, học thuật, nghệ thuật… xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Bởi đó là lĩnh vực khó, đòi hỏi nhiều công sức. Kéo theo đó là những hậu quả lớn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của con người và xã hội.
Trước hết, là phải nói đến sự phát triển của công nghệ thông tin. Công nghệ điện tử số làm cho hình thức và phương thức đọc sách có nhiều thay đổi. Việc đọc sách ngày nay không nhất thiết là đọc trang sách in hay ngồi trong phòng. Học sinh có thể đọc trang sách điện tử bất cứ lúc nào và bất cứ đâu. Sự phát triển rầm rộ của các ngành công nghệ giải trí với những chương trình mới lạ, đặc sắc thu hút học sinh theo dõi. Từ đó học sinh lơ là việc đọc sách. Văn hoá đọc của học sinh và các bạn trẻ ngày nay đang trên đà suy giảm trầm trọng. Thật không thể nào kể hết được các kênh truyền hình giải trí đang được phát sóng hiện nay. Ngoài những kênh phim truyện còn có những chương trình trực tiếp. Các chương trình này tương tác thực tế, sống động vô cùng. Sự phát triển của các phương tiện truyền thông tạo điều kiện cho học sinh dễ dàng tiếp cận với văn bản điện tử hơn. Học sinh hoặc chơi game, hoặc giải trí tầm thường. Từ đó không còn hứng thú với sách. Việc đọc sách trở nên nhàm chán, không còn hấp dẫn nữa. Học sinh ngày nay với lối sống dễ dãi, yêu thích những thứ tầm thường có tính thuần giải trí như game, facebook, fan cuồng thần tượng, phim kinh dị, và các ấn phẩm có nội dung đồi trụy, phản cảm…Việc tiếp cận và say mê nguồn thông tin này khiến học sinh suy đồi đạo đức, trở nên lười biếng trong học tập, mất dần các thói quen bổ ích. Chẳng hạn như là việc đọc sách hằng ngày. Gia đình, nhà trường và xã hội thiếu quan tâm đến việc phát triển tâm hồn và năng lực trí tuệ cho học sinh. Phụ huynh vì bận rộn với công việc mà không quan tâm khuyến khích con cái đọc sách. Nhà trường không có kế hoạch đọc sách, hay không gian đọc sách cho học sinh. Xã hội không có chương trình khuyến khích, cổ động việc đọc sách trong toàn dân để nâng cao dân trí. Và dường như, khôi phục thói quen đọc sách trong toàn dân chỉ nằm trên khẩu hiệu. Các nhà xuất bản chạy theo lợi nhuận, không chịu đầu tư vào chất lượng và số đầu sách mới. Trên kệ sách hầu như chỉ thấy các tác phẩm quen thuộc được chỉnh sửa bìa sách cho khác đi mà ít thấy những tác phẩm mới có giá trị, thực sự mang lại lợi ích cho người đọc.Việc kiểm soát của các cơ quan chức năng chưa thật sự chặt chẽ và nghiêm khắc khiến cho sách giả, sách kém chất lượng tràn lan trên thị trường làm mất niềm tin ở người đọc.
Học sinh không muốn đọc sách bởi không nhận thấy ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đọc khiến cho việc học tập cũng trở nên khó khăn, tri thức hết sức hạn chế, hiểu biết hạn hẹp. Một hậu quả dễ thấy nhất là học sinh ngày nay có năng lực đọc rất kém, viết sai chính tả nhiều, không phân biệt được lỗi phát âm và diễn dạt vụng về, thô lỗ. Không đọc sách làm cho tâm hồn học sinh khô héo, thiếu cảm xúc và những rung động chân thành. Học sinh ngày càng trở nên cộc cằn, ăn nói tục tĩu, ứng xử thiếu lịch sự, thường vô lễ với thầy cô và người lớn. Việc ít đọc sách khiến học sinh không biết cảm thông, chia sẻ hay yêu thương; không biết tự kiềm chế bản thân làm nảy sinh ngày càng nhiều các vụ bạo lực sảy ra trong học đường. Không những ít đọc hoặc không đọc sách, thiếu sự tôn trọng đối với sách, nhiều học sinh còn tỏ ra xem thường sách, có hành vi hủy hoại sách. Những người như thế thật đáng chê trách. Nhà trường, gia đình và xã hội cần có những giải pháp và hành động thiết thực để nâng cao năng lực và đam mê đọc sách cho học sinh. Điều đó là rất cần thiết bởi không đọc sách, học sinh không thể tiến bộ, tâm hồn sẽ khô kiệt, hiểu biết hạn hẹp, kĩ năng sống không phát triển được. Điều quan trọng nhất, không đọc sách sẽ không thể có được cuộc sống tâm hồn phong phú, không cảm nhạn được cái đẹp và ý nghĩa trọn vẹn của cuộc sống này. Đối với học sinh, trước hết, hãy chăm chỉ đọc sách mỗi ngày để phát triển trí tuệ và tâm hồn. Hãy quý trọng sách, giữ gìn và bảo vệ sách. Khuyến khích bạn bè, người thân cùng đọc sách. Tổ chức thảo luận, bàn luận về những quyển sách hay, ý nghĩa, có giá trị lớn lao. Vừa đọc sách vừa rèn luyện bản thân mình. Đối với gia đình, nhà trường, xã hội, cần dành nhiều sự quan tâm đối với việc bồi dưỡng tâm hồn và trí tuệ các em bằng những quyển sách hay, có nội dung trong sáng, lành mạnh. Khuyến khích và tổ chức đọc sách trong trường học và ngoài xã hội, tạo được phong trào đọc sách trong toàn dân. Các cơ quan chức năng kiểm soát chặt chẽ việc xuất bản và lưu hành các ấn phẩm sách, đảm bảo chất lượng, phục vụ tốt cho nhu cầu của người đọc hiện nay.
Đọc sách hay cũng giống như trò chuyện với các bộ óc tuyệt vời nhất của những thế kỉ đã trôi qua” (Rene Descartes). Đọc sách là thể hiện lòng biết ơn đối với người xưa và trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và đất nước. Sách đối với con người như nước đối với cây cối. Không có nước, cây cối sẽ héo rũ. Không có sách, cuộc sống loài người sẽ buồn chán biết chừng nào. Bởi thế, học sinh hãy lựa chọn cho mình những quyển sách hay và đọc nó hằng ngày. “Đọc sách cốt không phải ở số lượng mà cốt ở tinh túy”. Đó chính là con đường đúng đắn dẫn bước ta đến cánh cửa của tương lai.
2.2. Rèn luyện kĩ năng viết: Sử dụng thao tác nghị luận chứng minh và bác bỏ trong văn nghị luận.
a) Cách thức
Chứng minh và bác bỏ là hai thao tác lập luận đề chủ yếu dùng lí lẽ và bằng chứng đã được thừa nhận để thuyết hục người đọc về tính đúng đắn, đáng tin cậy hoặc làm rõ sự sai trái, thiếu chính xác, cần phê phán… của một ý kiến. Các lí lẽ, bằng chứng dùng để chứng minh và bác bỏ cần được lựa chọn, phân tích một cách khách quan thì mới có sức thuyết phục.
Muốn chứng minh hay bác bỏ, trước hết, người viết cần phải xác định đuọc ý kiến cần chứng minh, bác bỏ là gì (ví dụ chứng minh ý kiến “tự học rất quan trọng” hoặc bác bỉ ý kiến “có thể thay thế sách bằng các phương tiện nghe nhìn”). Từ những ý kiến đó, đưa ra các lí lẽ (Ý kiến đó đúng ở chỗ nào? Vì sao?...) và nêu bằng chứng để chứng minh. Nếu bác bỏ cũng cần đưa ra lí lẽ (Ý kiến đó sai ở chỗ nào? Vì sao?...) và nêu bằng chứng bác bỏ
b) Bài tập
Bài tập 1 (trang 130 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):
Trong đoạn văn sau đây, em hiểu tác giả muốn bác bỏ ý kiến nào và muốn khẳng định ý kiến nào?
“Nếu có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không thể đâm thúng áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh; dẫu rằng ruộng lắm, vườn nhiều, tấm thân quý nghìn vàng khôn chuộc; vả lại vợ bìu con díu, việc quân cơ trăm sự ích chi; tiền của tuy nhiều khôn mua được đầu giặc, chó săn tuy khoẻ khôn đuổi được quân thù; chén rượu ngon không thể làm cho giặc say chết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai. Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào! Chẳng những thái ấp của ta không còn, mà bổng lộc của ngươi cũng mất; chẳng những gia quyến của ta bị tan, mà vợ con các ngươi cũng khốn; chẳng những xã tắc tổ tông ta bị giày xéo, mà phần mộ mẹ cha các ngươi cũng bị quật lên; chẳng những thân ta kiếp này chịu nhục, rồi đến trăm năm sau, tiếng dơ khôn rửa, tên xấu còn lưu, mà đến gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang tiếng là tướng bại trận. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không?”
(Theo bản dịch trong Hợp tuyển văn học trung đại Việt Nam (thế kỉ X - XIX), tập một, Bùi Duy Tân Chủ biên, NXB Giáo dục, 2004)
Trả lời:
- Tác giả muốn bác bỏ ý kiến: “cựa gà trống không thể đâm thúng áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh; dẫu rằng ruộng lắm, vườn nhiều, tấm thân quý nghìn vàng khôn chuộc; vả lại vợ bìu con díu, việc quân cơ trăm sự ích chi; tiền của tuy nhiều khôn mua được đầu giặc, chó săn tuy khoẻ khôn đuổi được quân thù; chén rượu ngon không thể làm cho giặc say chết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai”.
- Tác giả muốn khẳng định ý kiến: “Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào! Chẳng những thái ấp của ta không còn, mà bổng lộc của ngươi cũng mất; chẳng những gia quyến của ta bị tan, mà vợ con các ngươi cũng khốn; chẳng những xã tắc tổ tông ta bị giày xéo, mà phần mộ mẹ cha các ngươi cũng bị quật lên; chẳng những thân ta kiếp này chịu nhục, rồi đến trăm năm sau, tiếng dơ khôn rửa, tên xấu còn lưu, mà đến gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang tiếng là tướng bại trận. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không?”
Bài tập 2 (trang 130 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):
Viết một đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng) để khẳng định hoặc bác bỏ một trong số các ý kiến sau:
+ Việc tự học của mọi người ngày càng thuận lợi.
+ Chọn được sách hay, sách tốt để đọc không phải dễ dàng.
Trả lời:
(+)
Tinh thần tự học giúp ta tiếp thu kiến thức một cách chủ động, hăng say thay vì thái độ ỷ lại, thụ động trông chờ vào người khác. Người có tinh thần tự học sẽ ý thức được cao hơn vai trò và trách nhiệm của sự học, từ đó tìm ra cho mình mục đích chân chính của tri thức. Khi có tinh thần tự học, bài học được tìm hiểu trước sẽ được chuẩn bị kĩ càng hơn, tăng nhiệt hứng và tinh thần hăng say trong học tập. Kiến thức tiếp thu được nhiều và phong phú, sinh động hơn hết so với việc học thụ động, mịt mờ. Tinh thần tự học phát huy được khả năng sáng tạo, năng lực suy nghĩ và phát triển tư duy của bản thân. Trong cuộc sống nói chung chúng ta không thể lúc nào cũng trông chờ và ỷ lại vào người khác bởi nếu như thế thì khi đối mặt với khó khăn ta sẽ không tôi rèn được bản thân, nhất là trong học tập không ai có thể học thay ta, làm thay ta. Thầy cô có thể truyền thụ tri thức nhưng không thể ghi nhớ và học tập thay chúng ta, vì thế cần phải có thái độ học tập tự giác, tự lập và nghiêm túc trong tiếp thu tri thức.
(+)
Các nhà nho Trung Hoa khi xưa có câu: “Vạn nghề đều thấp kém, nghề đọc sách thanh cao”. Quan điểm có phần cực đoan ấy về sau không còn đúng với sự phát triển của thời đại. Tuy nhiên, nó cũng nói lên tầm quan trọng của việc đọc sách đối với đời sống con người. Vốn dĩ, sách vở ra đời bởi nhu cầu lưu trữ kiến thức của con người. Có cơ hội tiếp cận với sách, con người được mở mang tri thức về nhiều lĩnh vực. Càng nắm được nhiều kiến thức, ta càng dễ dàng chinh phục những thử thách của cuộc sống. Đọc sách trở thành một nhu cầu thiết yếu của đời sống mà nếu thiếu đi nó, xã hội sẽ khó phát triển. Hiện nay, do sự phát triển của khoa học công nghệ, việc đọc cũng trở nên đa dạng hơn. Con người có thể đọc sách online ở bất cứ đâu, sách báo giấy với chất lượng in tốt hơn cũng ngày càng phổ biến. Khổng Tử cũng từng nói: “Đọc sách mà hoàn toàn tin sách thì thà không đọc còn hơn”. Hãy chọn cho mình cách đọc đúng đắn để sách thực sự trở thành người bạn đồng hành tuyệt vời trong cuộc sống!