Trang chủ

Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện, kí hoặc kịch

Xuất bản: 13/08/2024 - Tác giả:

Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện, kí hoặc kịch trang 93 - 97 ngắn nhất giúp học sinh soạn văn 12 Chân trời sáng tạo dễ dàng hơn.

Tri thức về kiểu bài:

Kiểu bài: Bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ là kiểu bài nghị luận văn học dùng lí lẽ và bằng chứng để làm rõ những điểm tương đồng/khác biệt về đặc điểm/giá trị nội dung và nghệ thuật của hay tác phẩm thơ.

Yêu cầu đối với kiểu bài:

- Chỉ ra một số điểm tương đồng, khác biệt giữa hai tác phẩm

- Kết hợp so sánh với nhận xét, đánh giá về giá trị của hai tác phẩm; phân tích sự tương đồng/khác biệt giữa hai tác phẩm

- Sử dụng lí lẽ và bằng chứng thuyết phục

- Sắp xếp luận điểm, lí lẽ, bằng chứng theo trình tự hợp lí; diễn đạt rõ ràng, mạch lạc

- Bố cục:

+ Mở bài: Giới thiệu hai tác phẩm thơ và nêu nội dung, vấn đề cần so sánh, đánh giá.

+ Thân bài: Phân tích, so sánh hai tác phẩm để làm rõ điểm tương đồng/khác biệt về đặc điểm/giá trị nội dung và nghệ thuật của hai tác phẩm thơ.

+ Kết bài: Khẳng định lại đặc điểm thể loại của tác phẩm, nhưng giá trị chung và nét độc đáo ở mỗi tác phẩm; nêu cảm nghĩ về phong cách sáng tác của mỗi tác giả.

* Phân tích bài viết tham khảo

Văn bản: “Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân), Ai đã đặt tên cho dòng sông (Hoàng Phủ Ngọc Tường) những điểm tương đồng, khác biệt nhìn từ thể loại và phong cách”.

Câu 1: Cụm từ nào trong nhan đề và các đoạn mở bài, kết bài cho thấy đề tài của bài viết đã được xác định rõ ràng, cụ thể?

Trả lời:

- Nhan đề: những điểm tương đồng, khác biệt

- Mở bài: Sự tương đồng và khác biệt trong lối viết giữa hai tác giả

- Kết bài: Hai tác phẩm cũng cho thấy … dù…

Câu 2: Tác giả bài viết so sánh, đánh giá hai tác phẩm trên những tiêu chí nào?

Trả lời:

Tác giả bài viết so sánh, đánh giá hai tác phẩm dựa trên tiêu chí về đề tài, thể loại và cái “Tôi” trữ tình.

Câu 3: Nhận xét về cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng của tác giả bài viết khi so sánh, đánh giá hai tác phẩm.

Trả lời:

Lí lẽ sắc bén, dẫn chứng thuyết phục

Câu 4: Nêu một số mẫu câu mà người viết thường dùng nhằm làm rõ sự tương đồng/ khác biệt giữa hai tác phẩm.

Trả lời:

Một số mẫu câu thường dùng để chỉ sự tương đồng/ khác nhau giữa hai tác phẩm “người lái đồ sông Đà” và “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”

- Cả hai tác phẩm đều có sự tương đồng trong việc lựa chọn chủ đề: Viết về hai dòng sông nổi tiếng là sông Đà và sông Hương.

- Tuy nhiên, hai tác phẩm lại mang hai màu sắc khác nhau, sông Đà mang một vẻ đẹp hung bạo, còn sông Hương mang vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình.

- Nét riêng biệt của Hoàng Phủ Ngọc Tường là ở chỗ miêu tả sông Hương với điệu nhảy slow tình cảm, có tâm hồn và gắn bó với bản sắc văn hóa xứ Huế.

Câu 5: Từ bài viết trên đây, bạn rút ra những lưu ý gì khi viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm văn học?

Trả lời:

- Cần đánh giá với thái độ khách quan, tránh đặt sự chủ quan trong việc đánh giá.

- Cần làm rõ điểm giống và khác nhau giữa hai tác phẩm văn học.

Thực hành viết theo quy trình

Đề bài: Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện, kí hoặc kịch mà theo bạn có những điểm tương đồng/ khác biệt.

Bước 1. Chuẩn bị viết

- Lựa chọn hai tác phẩm để so sánh, đánh giá:

+ Hai tác phẩm có cùng phong cách sáng tác của hai tác giả để so sánh điểm tương đồng/khác biệt trên hai phương diện đặc điểm/giá trị nội dung và nghệ thuật.

+ Hai Tác phẩm truyện khác nhau về phong cách sáng tác của hai tác giả để so sánh điểm tương đồng/khác biệt của chúng trên hai phương diện đặc điểm/ giá trị nội dung và nghệ thuật.

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

Sau khi chọn được hai tác phẩm, ta cần tìm ý và lập dàn ý cho bài văn nghị luận. Dàn ý có thể tuỳ chỉnh tùy theo phong cách và đặc điểm của hai tác phẩm, nhưng nó nên bao gồm các phần chính như giới thiệu hai tác phẩm, so sánh các đặc điểm về nội dung và nghệ thuật, đánh giá giá trị của từng tác phẩm và kết luận tổng quan.

Bước 3: Viết bài

Dưới đây là một ví dụ về bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện cùng phong cách hoặc khác phong cách sáng tác mà bạn yêu thích:

1. Giới thiệu:

Giới thiệu hai tác phẩm truyện và tác giả của chúng.

Tạo sự hứng thú cho độc giả với những đặc điểm và giá trị của thể loại truyện.

2. So sánh các đặc điểm về nội dung:

Phân tích và so sánh nội dung của hai tác phẩm: chủ đề, ý nghĩa, tình cảm truyền đạt.

Đánh giá sự sâu sắc và tầm quan trọng của nội dung trong từng tác phẩm.

3. So sánh các đặc điểm về nghệ thuật:

Phân tích và so sánh ngôn ngữ, hình ảnh, cấu trúc câu thơ của hai tác phẩm.

Đánh giá sự sáng tạo và khả năng thể hiện nghệ thuật của từng tác phẩm.

4. Đánh giá giá trị của từng tác phẩm:

Đánh giá ảnh hưởng và đóng góp của từng tác phẩm.

Nhận xét về sự độc đáo và phong phú của sắc điệu trong từng tác phẩm.

5. Kết luận tổng quan:

Tóm tắt các điểm tương đồng và khác biệt giữa hai tác phẩm.

Đánh giá giá trị và ảnh hưởng của từng tác phẩm.

Kết luận về sự đa dạng và sắc điệu phong phú.

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa

Sau khi hoàn thành bài viết, hãy đọc lại và chỉnh sửa để kiểm tra cú pháp, ngữ pháp và cấu trúc câu. Đảm bảo rằng bài văn nghị luận của bạn logic, trôi chảy.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM