Trang chủ

Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học trang 46

Xuất bản: 28/08/2024 - Tác giả:

Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học trang 46 được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 9 dễ hơn.

* Khái niệm: 

- Phân tích một tác phẩm văn học (nội dung chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và hiệu quả thẩm mĩ của nó) thuộc kiểu bài nghị luận văn học, trong đó người viết dùng lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm và hiệu quả của nó đối với việc thể hiện nội dung tác phẩm.

* Yêu cầu đối với kiểu văn bản:

Về nội dungPhân tích được nội dung chủ đề, nêu và phân tích được tác dụng của những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật đối với việc thể hiện nội dung.
Về hình thứcLập luận chặt chẽ, có bằng chứng tin cậy từ tác phẩm, diễn đạt mạch lạc, sử dụng các phương tiện liên kết hợp lí để giúp người đọc nhận ra mạch lập luận của văn bản.
Bố cục

+ Mở bài: giới thiệu về tác phẩm văn học (tên tác phẩm, tác giả), nêu ý kiến khái quát về chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm.

+ Thân bài: lần lượt trình bày các luận điểm làm nổi bật chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong tác phẩm và tác dụng của nó đối với việc thể hiện nội dung tác phẩm.

+ Kết bài: khẳng định lại ý kiến về chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm; nêu suy nghĩ, cảm xúc, trải nghiệm cá nhân hoặc bài học rút ra từ tác phẩm.

Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản:

Văn bản: Bài văn phân tích, đánh giá truyện ngắn Bồng chanh đỏ

Câu 1 (trang 49 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Em có nhận xét gì về cách sắp xếp luận điểm trong bài viết?

Trả lời:       

- Bài viết sắp xếp luận điểm theo trình tự: luận điểm 1 về chủ đề tác phẩm, luận điểm 2 về một số nét đặc sắc nghệ thuật.

- Cách sắp xếp luận điểm này là hợp lí, làm bật lên được các yếu tố về nội dung và hình thức của tác phẩm, thể hiện rõ ràng ý kiến, quan điểm của người viết về chủ đề, một số nét đặc sắc về hình thức.

Câu 2 (trang 49 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Bài viết đã phân tích những phương diện nội dung nào của chủ đề truyện Bồng chanh đỏ? Từ đó, em rút ra kinh nghiệm gì khi phân tích nội dung chủ đề của một tác phẩm văn học?

Trả lời:

* Những phương diện nội dung chủ đề truyện được bài viết triển khai:

– Phương diện thứ nhất: chủ đề thể hiện qua sự việc tìm bắt chim bồng chanh.

Ý nghĩa rút ra: tình yêu thiên nhiên không phải là sự chiếm hữu, mà là tình yêu thiên nhiên trong trạng thái vốn có.

– Phương diện thứ hai: chủ đề được tô đậm hơn qua những biến chuyển trong nhận thức nhân vật Hoài.

Ý nghĩa rút ra: thiên nhiên và con người có sự tương quan; ta cần cẩn trọng khi ứng xử với thiên nhiên vì bất kì hành động vô tâm nào cũng gây ra tổn thương với muôn loài.

* Kinh nghiệm khi phân tích nội dung chủ đề của một tác phẩm văn học: có thể khai thác sâu hơn nội dung chủ đề của một tác phẩm khi soi chiếu nội dung chủ đề ấy vào các yếu tố của tác phẩm (sự việc, nhân vật, chi tiết, mạch tình cảm, cảm xúc,…), nhờ đó ta có thể khai thác các tầng ý nghĩa đa dạng, sâu sắc gợi ra từ chủ đề.

Câu 3 (trang 49 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Tác giả bài viết đã phân tích lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ các đặc sắc về nghệ thuật truyện Bồng chanh đỏ như thế nào?

Trả lời:

Đặc sắc nghệ thuậtLí lẽ và bằng chứng
Việc xây dựng cốt truyện đơn giản nhưng hấp dẫn

– Bằng chứng: lá thư mở đầu câu chuyện có nhắc đến chim bồng chanh đỏ, kể chi tiết quá trình khó khăn bắt chim bồng chanh đỏ.

– Lí lẽ: lá thư đã mở ra dòng hồi tưởng để nhân vật kể lại kỉ niệm trong quá khứ; việc kể chi tiết quá trình bắt chim bồng chanh đỏ làm cho sự việc trả tự do cho chim trở nên bất ngờ, gợi nhiều suy ngẫm.

Chi tiết miêu tả bồng chanh đỏ

– Bằng chứng: “Nó nằm im thin thít trong lòng bàn tay tôi. Dường như nó quá hoảng sợ vì biết mình đã bị bắt cóc”, dẫn lại sự việc Hoài viết thư gửi anh Hiền kể về chuyện đôi bồng chanh đã quay về tổ cũ.

– Lí lẽ: chim bồng chanh như có linh hồn và cảm xúc, chi tiết này khiến tôi thực sự hạnh phúc, khi con người biết yêu quý, tôn trọng thiên nhiên, thì thiên nhiên sẽ không bỏ rơi con người.

Cách xây dựng tâm lí

– Bằng chứng: ngôi kể thứ nhất, dẫn lại tâm trạng của nhân vật “tôi”.

– Lí lẽ: ngôi kể thứ nhất giúp tôi dễ dàng bộc lộ nội tâm của đứa trẻ hồn nhiên; làm rõ được sự biến chuyển trong nhận thức của nhân vật, đồng thời khắc sâu thông điệp về cách ứng xử với tự nhiên trong tâm trí bạn đọc.

Nhận xét về cách đưa lí lẽ và bằng chứng: bằng chứng đáng tin cậy, dẫn ra từ VB, lí lẽ đã lí giải hợp lí, sáng rõ ý nghĩa, giá trị của các bằng chứng trong việc thể hiện luận điểm. Đặc biệt, cách kết hợp lí lẽ và bằng chứng đã giúp làm bật lên nét đặc sắc (hiệu quả thẩm mĩ) của hệ thống các biện pháp nghệ thuật trong việc thể hiện nội dung chủ đề VB.

Câu 4 (trang 49 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Theo em, phần mở bài và kết bài có điểm gì ấn tượng? Trình bày thêm một số cách viết để mở bài và kết bài được lôi cuốn, hấp dẫn.

Trả lời:

Phần mở bài sử dụng một hình ảnh so sánh để dẫn dắt (có những tác phẩm văn học như chiếc cầu nối diệu kì…), kết bài gợi ra một ấn tượng của người đọc về tác phẩm (mỗi lần đóng lại trang sách cuối, tôi lại tưởng tượng thấy hình ảnh đôi bồng chanh đỏ đang bay về đầm sen thơm ngát…). Cách mở bài và kết bài giàu hình ảnh, giàu sức biểu cảm, tạo ra sự hấp dẫn, lôi cuốn đối với người đọc.

*Hướng dẫn quy trình viết

Đề bài (trang 49 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Câu lạc bộ Văn học trường em phát động cuộc thi viết “Tác phẩm văn học trong tôi”. Em hãy chọn một tác phẩm văn học mình yêu thích (thơ hoặc truyện) để viết bài nghị luận và gửi cho ban tổ chức cuộc thi.

Bài văn mẫu tham khảo:

Nghị luận về bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh

Ai trong đời cũng có một mảnh đất chôn nhau cắt rốn. Dù như con chim non sớm lạc bay hay cánh đại bàng đã vút bay lên, hỏi ai mà không một lần tưởng nhớ về nơi ấy? Nhiều nhà thơ đã sáng tác về quê hương, nhưng bài thơ của Tế Hanh thực sự là một bài thơ cảm động.

Bài thơ này được tác giả viết năm 1938, khi 17 tuổi, phải xa quê vào Huế học tập. Bài thơ là nỗi nhớ nhà, nhớ quê da diết cùng những người dân thân thiết và bình dị! Bài thơ đau đáu, rưng rưng như một tiếng gọi mẹ âm thầm.

Mở đầu bài thơ là những hồi ức thật trong sáng hồn nhiên:

"Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới

Nước bao vây cách biển nửa ngày sông"

Quê ông như một cù lao nổi giữa bốn bề sông nước. Dân làng ông gắn chặt đời mình với biển cả thiên nhiên đầy dữ dội. Đây là một làng nghèo giống như bao làng biển khác, nhưng khi xa rồi, nỗi nhớ đến quặn lòng:

"Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang

Cánh buồm trương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thu góp gió …"

Qua đoạn thơ này, tác giả đã sử dụng những sắc màu thật tươi thắm để phác họa một bức tranh quê vui tươi mộc mạc: bầu trời trong vắt, nắng hồng, gió nhẹ. Những chàng trai lực lưỡng trẻ trung giong thuyền ra khơi như chàng Gióng cưỡi ngựa ra trận mạc. Những từ thật đắt được sử dụng cùng âm điệu, liên liên tiếp nhau: "hăng, phăng, giang, làng..." tạo thành một âm thanh ngân nga mênh mông .. .giữa biển rộng trời cao. Một cảnh lao động vừa yên bình, lại vừa mạnh mẽ biết bao! Hình như ở đó ẩn chứa bao niềm kiêu hãnh và tự hào về quê hương thân yêu:

"Cánh buồm trương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thu góp gió"

Vâng, mảnh hồn làng nghe khiêm tốn bao nhiêu, thì cái khả năng "thu góp gió" của làng chài ấy lại lớn lao kì vĩ bấy nhiêu. Hình ảnh cánh buồm là một hình ảnh hữu hình, được đem ví với một "mảnh hồn làng" vừa thiêng liêng, lại vừa trừu tựợng. ở đây, tác giả không nói đến một vị thần "hoàng làng" hay một cá nhân nào, chỉ duy nhất một danh từ độc đáo được nhắc đến là: "mảnh hồn làng" nghe thật lạ lùng, trữ tình, tha thiết và thiêng liêng biết bao! Cánh buồm từ một vật vô tri đã được biến thành một vật thể mới, có tâm hồn riêng, có sức sống riêng, và là sức sống của cả một làng quê hun đúc lại!

Cảnh ra khơi lãng mạn như một bửc tranh thắm sắc, như một bài thơ đượm màu lãng mạn, thì cảnh đoàn thuyền trở về lại ồn ào một không khí ấm no:

"Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ

Khắp dân làng tắp nập đón ghe

Nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe

Những con cá tươi ngon thân bạc trắng."

Có lẽ hình ảnh này là niềm ước mong của toàn dân chài. Người ra biển và người đón thuyền đều chỉ có một ước mong: "nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe" Hỏi có niềm vui nào hơn là biển êm, sóng lặng không có phong ba bão tố, không có hiểm nguy giữa trùng dương. Với cánh buồm mong manh chẳng chút tối tân, dân chài đã phó mặc tất cả sinh mệnh mình cho đại dương suốt mấy ngày đi biển. Cái kết quả sau cùng thật bí ẩn, thật quyết định cho hạnh phúc của làng chài: cá đầy ắp khoang thuyền!

Chẳng còn sự sung sướng nào hơn, tác giả thốt lên một câu thơ, như thay mặt cả làng, cảm tạ ơn trời đất, như tiêng reo mừng của người em nhỏ, người vợ hiền:

"Nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe".

Cũng trong niềm vui đoàn tụ ấy, nhà thơ đã thật sự xúc động trước vẻ đẹp của những chàng trai quanh năm vật lộn với phong ba bão tố:

"Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng

Cả thân hình nồng thờ vị xa xăm"

Và chiếc thuyền thân yêu cũng như một chiến binh mệt mỏi sau một trận chiến hào hùng với nhiều công trạng:

"Chiếc thuyền im, bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thắm dần trong thớ vỏ"

Tế Hanh tả tâm trạng của "chiếc thuyền" mà sao ta cứ ngỡ như tác giả tả một chú ngựa ngoan cường dũng mãnh? Câu thơ như một bàn tay vuốt ve chú ngựa, vuốt ve con thuyền với tấm lòng trìu mến, ánh mắt biết ơn.

Cảm xúc chưa hết dạo dào yêu thương trong đoạn trên, tác giả lại cho chúng ta một cảm giác nhung nhớ xót xa vì xa xôi cách trở.

"Nay xa cách, lòng tôi luôn tưởng nhớ

Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi

Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá."

Nỗi nhớ trong lòng tác giả chẳng diễn đạt bằng những từ lớn lao, mà chỉ bằng một cảm xúc giản dị:

"Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá"

"Cái mùi nồng mặn" ấy nghe thật là chân quê, nhưng đó là những từ chân thành nhất, chính xác nhất nếu ai đã từng ngửi mùi cá tươi trên biển, mùi muối đang khô. Đó là tất cả cảm xúc yêu quê hương của một tâm hồn thơ lúc mười bảy tuổi. Một tài năng thơ đã sớm phát tiết và lưu lại cho chúng ta một bài thơ dạt dào cảm xúc về một vùng quê biển bình yên. Có lẽ khi tha hương, ai nhớ về quê hương, cũng nhớ những phút giây bình yên nơi đó, đề mà thương yêu, để mà nuối tiếc. Có phải thế không?

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM