Trang chủ

Vì sao Vũ Quần Phương khẳng định: Cái tài của Nguyễn Đình Thi ...

Xuất bản: 12/07/2022 - Cập nhật: 23/12/2022 - Tác giả:

Gợi ý trả lời : Theo em, vì sao Vũ Quần Phương lại khẳng định: Cái tài của Nguyễn Đình Thi ở bài thơ này là tạo được một luồng không khí thân yêu trong trẻo run rẩy phủ lấy phong cảnh. Phong cảnh bỗng mang vị tâm hồn của tác giả? - trang 98 SGK Ngữ văn 7 tập 1 Kết nối tri thức.

Cùng Đọc tài liệu gợi ý: "Theo em, vì sao Vũ Quần Phương lại khẳng định: Cái tài của Nguyễn Đình Thi ở bài thơ này là tạo được một luồng không khí thân yêu trong trẻo run rẩy phủ lấy phong cảnh. Phong cảnh bỗng mang vị tâm hồn của tác giả."?" thuộc phần SAU KHI ĐỌC của văn bản Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi - Vũ Quần Phương, giúp các em soạn văn 7 thật tốt trước khi tới lớp.

Câu hỏi 4 trang 98 SGK Ngữ văn 7 tập 1 Kết nối tri thức

Theo em, vì sao Vũ Quần Phương lại khẳng định: Cái tài của Nguyễn Đình Thi ở bài thơ này là tạo được một luồng không khí thân yêu trong trẻo run rẩy phủ lấy phong cảnh. Phong cảnh bỗng mang vị tâm hồn của tác giả."?

Trả lời

Cách 1

Vũ Quần Phương lại khẳng định: "Cái tài của Nguyễn Đình Thi ở bài thơ này là tạo được một luồng không khí thân yêu trong trẻo run rẩy phủ lấy phong cảnh. Phong cảnh bỗng mang vị tâm hồn của tác giả." bởi vì độ dài ngắn của mỗi một câu thơ trong bài thơ của Nguyễn Đình Thi đều tùy thuộc theo cảm xúc. Không có từ ngữ nào trong bài thơ nói thẳng Nguyễn Đình Thi ngây ngất với thiên nhiên, tất cả đều là sức gợi những cái vừa ở trong câu chữ (nội dung bài thơ, nhịp điệu), vừa ở ngoài câu chữ (cảm xúc được thể hiện qua nội dung, nhịp điệu) tạo nên. Ngoài ra, phong cảnh trong bài thơ Đường núi được miêu tả qua cái nhìn, cảm nhận - tâm hồn của Nguyễn Đình Thi.

Cách 2

Theo em, Vũ Quần Phương khẳng định: “Cái tài của Nguyễn Đình Thi ở bài thơ này là tạo được một luồng không khí thân yêu trong trẻo run rẩy phủ lấy phong cảnh. Phong cảnh bỗng mang vị tâm hồn của tác giả” vì: Vũ Quần Phương trân trọng cái tài của Nguyễn Đình Thi sau khi đọc bài thơ “Đường núi”. Vũ Quần Phương nhận thấy, Nguyễn Đình Thi không chỉ đơn thuần miêu tả cảnh đẹp núi non, thôn bản mà còn gửi vào đó tình yêu tha thiết, mang một luồng không khí thân yêu trong trẻo run rẩy phủ lấy phong cảnh. Vì thế, phong cảnh bỗng mang vị tâm hồn của tác giả.

Cách 3

Luồng không khí thân yêu trong trẻo run rẩy phủ lấy phong cảnh ở trong bài thơ Đường núi đưuọc thể hiện: buổi chiều vùng núi, có lối mòn, nắng nhạt, nhà sàn, khói bếp, gió nổi, trăng lên, áo chàm, tiếng hát, cánh đồng,... Nhưng đúng như Vũ Quần Phương khẳng định, cái làm chúng ta xúc động chính là cảm xúc, tình cảm của nhà thơ ẩn chứa sau khung cảnh đó. Phong cảnh bài thơ mạng đậm vị tâm hồn của tác giả, đó là tâm hồn yêu say đắm đồng đất núi rừng làng mạc nước non mình, là cái nhìn ngất ngây với sương mây, rì rào với tiếng suối,... Đằng sau mỗi cảnh sắc thiên nhiên ta đều cảm nhận được tiếng reo vui lặng thầm của nhà thơ: Ôi những vạt ruộng vàng/ Chiều nay rung rinh lúa ngả/ Dải áo chàm bay múa/ Tiếng ai hát trên nương...

Xem thêm

-/-

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi " Theo em, vì sao Vũ Quần Phương lại khẳng định: Cái tài của Nguyễn Đình Thi ở bài thơ này là tạo được một luồng không khí thân yêu trong trẻo run rẩy phủ lấy phong cảnh. Phong cảnh bỗng mang vị tâm hồn của tác giả."?" do Đọc tài liệu biên soạn. Chúc các em soạn văn 7 Kết nối tri thức thật tốt trước khi tới lớp.

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM