Trang chủ

Vì sao còn gọi mô hình Rutherford – Bohr là mô hình hành tinh nguyên tử?

Xuất bản: 05/01/2023 - Tác giả:

Vì sao còn gọi mô hình Rutherford – Bohr là mô hình hành tinh nguyên tử? Giải bài 5 trang 25 SGK Hóa 10 Cánh Diều

Hướng dẫn trả lời bài 5 trang 25 SGK Hóa 10 Cánh Diều thuộc nội dung Bài 4: MÔ HÌNH NGUYÊN TỬ VÀ ORBITAL NGUYÊN TỬ - Chủ đề 1: Cấu tạo nguyên tử.

Câu hỏi

Trả lời những câu hỏi sau đây liên quan đến mô hình Rutherford – Bohr và mô hình hiện đại về nguyên tử.

a) Vì sao còn gọi mô hình Rutherford – Bohr là mô hình hành tinh nguyên tử?

b) Theo mô hình hiện đại, orbital p có hình số 8 nổi với hai phần (còn gọi là hai thùy) giống hệt nhau. Xác suất tìm thấy electron ở mỗi thùy là khoảng bao nhiêu phần trăm?

c) So sánh sự giống và khác nhau giữa mô hình Rutherford – Bohr và mô hình hiện đại về nguyên tử.

Trả lời

a) Vì mô hình biểu diễn electron quay xung quanh hạt nhân theo những quỹ đạo giống như các hành tinh quay xung quanh Mặt Trời nên được gọi là mô hình hành tinh nguyên tử.

b) Xác suất tìm thấy electron ở mỗi thùy của orbital p là khoảng 90%.

c) Sự giống và khác nhau giữa mô hình Rutherford – Bohr và mô hình hiện đại về nguyên tử:

Mô hình Rutherford - BohrMô hình hiện đại về nguyên tử
Giống nhau

Cấu tạo nguyên tử gồm:

- Hạt nhân (chứa các hạt proton mang điện tích dương và neutron không mang điện)

- Lớp vỏ gồm các electron mang điện âm quay xung quanh hạt nhân

Khác nhauElectron quay xung quanh hạt nhân theo các quỹ đạo giống như các hành tinh quay xung quanh Mặt Trời

- Electron chuyển động không theo quỹ đạo cố định

- Electron chuyển động rất nhanh trong cả khu vực không gian xung quanh hạt nhân với xác xuất tìm thấy là khác nhau, sự chuyển động này tạo nên một hình ảnh giống như một đám mây electron

-/-

Trên đây là hướng dẫn trả lời bài 5 trang 25 SGK Hóa 10 Cánh Diều. Đừng quên tham khảo thêm các câu hỏi trong trọn bộ Giải bài tập Hóa 10 Cánh Diều mà chúng tôi đã tổng hợp.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM