Trang chủ

Tự đánh giá: Tiền tội nghiệp của tôi ơi trang 77 Cánh diều

Xuất bản: 20/08/2024 - Tác giả:

Tự đánh giá: Tiền tội nghiệp của tôi ơi trang 77 Cánh diều ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 12 giúp học sinh soạn văn 12 dễ hơn.

Đọc văn bản “Tiền tội nghiệp của tôi ơi!”, chọn phương án đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1-5, và trả lời các câu hỏi từ câu 6 – 10).

Câu 1: Văn bản gồm các sự việc sau đây:

(1) Ác-pa-gông kêu la vì phát hiện tráp vàng giấu ngoài vườn đã bị kẻ trộm đào mất

(2) Ác-pa-gông giận dữ khi thấy Clê-ăng nói rằng ai cũng biết cha mình có khá của

(3) Ác-pa-gông lo lắng vì thấy hai người con xuất hiện đúng lúc lão đang nói về địa điểm giấu vàng

(4) Ác-pa-gông thăm dò xem các con có biết thông tin mình giấu vàng không và khẳng định mình đang mong ước có được một vạn ê-quy

Phương án nào dưới đây nêu đúng trình tự cốt truyện?

A. (1), (2), (3), (4)

Β. (4), (3), (2), (1)

C. (3), (4),(2), (1)

D. (2),(3),(4), (1)

Trả lời:

Chọn đáp án: C

Câu 2: Lí do nào khiến Ác-pa-gông coi Clê-ăng là kẻ thù?

A. Vì anh ta đã đào trộm tráp vàng của lão ở trong vườn

B. Vì anh ta đã nghe được lão nói về địa điểm giấu vàng

C. Vì anh ta đã nói lão là người có nhiều của

D. Vì anh ta đã xuất hiện không đúng lúc

Trả lời:

Chọn đáp án: C

Câu 3: Dòng nào dưới đây nêu đúng về xung đột trong đoạn trích?

A. Xung đột giữa cái xấu và cái xấu

B. Xung đột giữa cái xấu và cái tốt

C. Xung đột giữa cái cao cả và cái thấp hèn

D. Xung đột giữa cái tiến bộ và cái lạc hậu

Trả lời:

Chọn đáp án: A

Câu 4: Tính cách nổi bật của nhân vật Ác-pa-gông là gì?

A. Hà tiện, keo bẩn, tham lam

B. Sắc sảo, chặt chẽ, đa nghi

D. Sĩ diện, khoác lác, tham lam

C. Tính toán, lạnh lùng, vô tâm

Trả lời:

Chọn đáp án: A

Câu 5: Thủ pháp nào không được sử dụng để tạo ra tiếng cười trong đoạn trích?

A. Cường điệu

B. Bỏ lửng lời thoại

C. Tạo sự đối thoại trong lời độc thoại

D. Xây dựng đối thoại theo lối “ông nói gà bà nói vịt"

Trả lời:

Chọn đáp án: D

Câu 6:

a) Chỉ ra trong đoạn độc thoại của nhân vật Ác-pa-gông ở Hồi IV, Lớp bảy, những câu là lời nhân vật:

- hướng đến “nó” – thằng ăn trộm mà lão nhầm tưởng đã tóm được

- hướng đến “bạn tiền tội nghiệp”

- hướng đến tất cả mọi người xung quanh

b) Em ấn tượng nhất về điều gì trong màn độc thoại nội tâm đó? Vì sao?

Trả lời:

a) Trong đoạn độc thoại của nhân vật Ác-pa-gông ở Hồi IV, Lớp bảy, những câu là lời nhân vật:

- Hướng đến “nó”:

Ối kẻ trộm! Ối kẻ trộm! Ối quân giết người! .... Đứng lại giả tiền tao đây, đồ vô lại...

Bất kì đứa nào đã làm vố này, hẳn nó phải lắm công rình mò đúng lúc; nó lừa đúng khi tôi mải nói chuyện với thằng con trời đánh của tôi mà lấy.

- Hướng đến “bạn tiền tội nghiệp”:

Trời đất ơi, tiền tội nghiệp của tôi ơi, tiền tội nghiệp của tôi ơi, bạn yêu quý ơi, .... lấy tiền của tôi không?

- Hướng đến tất cả mọi người xung quanh:

+ Nhìn ai tôi cũng thấy ngờ vực, người nào cũng hình như là đứa ăn trộm tiền của tôi..... Nó có lần ở chỗ các ngài không?

b) Em ấn tượng nhất về sự điên loạn trong lời độc thoại nội tâm đó. Khi mất tiền, lão Ác-pa-gông như mất đi lý trí, mất đi cả tinh thần, những suy nghĩ, cảm xúc đau khổ, tuyệt vọng. Đến mức lão tự nắm lấy tay mình và đỉnh điểm ở đoạn cuối độc thoại và qua biện pháp phóng đại.

Câu 7: Chọn và phân tích một yếu tố tạo nên tiếng cười trong đoạn trích (gợi ý: tình huống, nhân vật, ngôn ngữ và các thủ pháp tạo tiếng cười,...).

Trả lời:

- Yếu tố tạo nên tiếng cười nổi bật nhất có lẽ là xây dựng nhân vật - lão Ác-pa-gông.

- Đây là một người ích kỉ, tham lam, con người luôn ám ảnh với tiền bạc và luôn sợ mất đi những đồng tiền yêu quý, người bạn tri kỉ của mình. Cũng chính từ thói hà tiện đấy ông ta đã có những suy nghĩ và hành động ngược đời và gây cười. Như việc vừa muốn cất tiền vừa muốn sinh lời. Vì nỗi sợ lộ chỗ giấu tiền quá lớn mà tự mình suy nghĩ và nói ra chỗ giấu tiền, điều muốn cất giấu lại nói ra mồm. Thậm chí trong cách chọn nơi giấu tiền đã là yếu tố gây hài khi ông ta nghĩ rằng các loại tủ sắt đều đáng ngờ, vì vậy chôn tiền ngoài vườn an toàn hơn cất ở tủ sắt. Thông qua nhân vật này, tác giả thức tỉnh con người phải trở nên tỉnh táo và đừng để đồng tiền làm mờ mắt và trở nên điên loạn, điều đó sẽ tự giết chết bản thân mình.

Câu 8: Theo em, có nên đổi tên vở kịch thành Lão Ác-pa-gông không? Vì sao?

Trả lời:

- Theo em không nên đổi tên vở kịch thành Lão Ác-pa-gông

- Bởi vì: nếu đổi như vậy, người đọc sẽ chỉ quan tâm về một ông lão có tên là Ác-pa-gông mà không thể hiện được nhiều nội dung hơn nữa.

Câu 9: “Nhân vật đồng tiền” trong đoạn trích trên hiện ra như thế nào? Qua đoạn trích, nhà viết kịch Mô-li-e gửi gắm thông điệp gì đến người đọc?

Trả lời:

- Nhân vật đồng tiền hiện lên là một người bạn, người tri kỉ không thể thiếu trong cuộc đời của lão Ác-pa-gông.

- Thông điệp: sự tham lam và hà tiện của con người có thể giết chết tâm trí và đạo đức. Nếu mãi chạy theo đồng tiền, ám ảnh về đồng tiền con người ta sẽ đánh mất lý trí và đạo đức, mãi sống trong đau khổ, nghi ngờ, dần tự giết chết mình.

Câu 10: Sưu tầm và ghi lại một số câu thành ngữ nói về thói hà tiện.

Trả lời:

- Mồm nhà, điếu mượn, thuốc đi xin/ Diêm đánh thó, nỏ hề mất chi cả.

- Của mình thì giữ bo bo/ Của người thì muốn ngả mo mà đùm.

- Nói thì như mây như gió/ Cho thì lựa những vỏ cùng xơ.”

- Vắt cổ chày ra nước.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM