Trang chủ

Từ câu chuyện về món quà của Đa-ni, viết đoạn văn suy nghĩ về cách cho và nhận

Xuất bản: 21/02/2023 - Tác giả:

Từ câu chuyện về món quà của Đa-ni, viết đoạn văn suy nghĩ về cách cho và nhận. Tổng hợp các đoạn văn mẫu hay giúp học sinh tham khảo.

Viết đoạn văn suy nghĩ về cách cho và nhận

Đề bài: Từ câu chuyện về món quà của Đa-ni, viết đoạn văn suy nghĩ về cách cho và nhận

Mẫu 1

Giống như cô bé Đa-ni trong câu chuyện “Lẵng quả thông”, dù chỉ là một bản nhạc, không có giá trị cao sang hay vật chất nhưng cũng đủ khiến tâm hồn cô bé vui vẻ và tràn đầy năng lượng tích cực. Con người muốn hướng thiện cần rèn luyện nhiều đức tính, một trong số đó là học cách cho đi, yêu thương người khác để nhận lại những điều tốt đẹp. Cho đi là yêu thương mọi người, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình, cho đi tình cảm, tấm lòng của mình và sẵn sàng vì người khác để xã hội này tốt đẹp hơn. Và điều ta nhận lại được là sự thoải mái, an tâm khi giúp đỡ, yêu thương người khác và được họ trân trọng, biết ơn, yêu thương. Cho và nhận là hai khái niệm tưởng như đối lập nhưng lại song hành với nhau, trở thành bài học quý giá cho con người, khuyên con người biết yêu thương, chia sẻ với người khác. Cuộc sống con người sẽ trở nên lạnh lùng, vô cảm nếu mỗi người chỉ biết sống cho riêng mình, không biết yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ người khác. Nếu mỗi cá nhân chỉ biết đến bản thân mình, tách mình ra khỏi xã hội thì theo thời gian, chúng ta sẽ chết dần chết mòn, tâm hồn ủ rũ. Yêu thương, cho và nhận giúp con người xích lại gần nhau hơn, gắn kết với nhau hơn, từ đó khối sức mạnh sẽ lớn hơn. Khi biết cho đi, chúng ta sẽ nhận được sự đền đáp xứng đáng: đó là sự thanh thản, thoải mái khi thấy người khác tốt hơn, được mọi người xung quanh kính trọng, yêu mến, sẵn sàng giúp đỡ đáp trả. Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn rất nhiều người ích kỷ, nhỏ nhen, lạnh lùng, vô cảm trước nỗi đau, nỗi bất hạnh của người khác, chỉ nghĩ đến mình, những người này nếu không sửa đổi sẽ tự tách mình ra khỏi xã hội và ngày càng trở nên thất bại. Mỗi chúng ta đều có quyền lựa chọn cách sống, hãy sống bằng sự chân thành, yêu thương, trao đi yêu thương để nhận lại những điều tốt đẹp nhất.

Viết đoạn văn suy nghĩ về cách cho và nhận - Mẫu 2

Trong truyện ngắn “Lẵng quả thông”, tác giả đã vẽ nên tình huống của người cho và nhận quà và qua đó gửi gắm nêu ra một nhận định tựa như một chân lý xác đáng "Cho đi...là còn mãi". Đó là một bài học quý báu về sự cho đi trong cuộc sống: khuyên người ta nên chia sẻ không chỉ với những người có hoạn nạn mà còn đối với cả xã hội. Bởi lẽ trong xã hội này còn tồn tại rất nhiều những mảnh đời bất hạnh, họ cần lắm sự giúp đỡ, sẻ chia từ cộng đồng, đôi khi chỉ là cái nắm tay thật chặt, cái vỗ vai, lời an ủi, động viên cũng phần nào giúp họ. Tưởng như khi cho đi, người cho sẽ bị mất mát, thế nhưng không, họ còn nhận lại được nhiều hơn thế. Chỉ là một hành động sẻ chia, con người sẽ lan tỏa sự yêu thương đến cộng đồng, để yêu thương được lan tỏa và còn mãi. Người nhận đôi khi cũng chẳng mong nhận được những thứ vật chất cao sang, tiền bạc mà là sự nồng ấm của tình người. Như cô bé Dagny trong câu chuyện, chỉ là một bản nhạc, không có giá trị cao sang hay vật chất nhưng từng đó đủ khiến tâm hồn cô hạnh phúc và tràn ngập năng lượng tích cực. Con người rồi cũng sẽ trở về với cát bụi, với đất mẹ nhưng quan trọng là sự sẻ chia, giúp đỡ của họ với người khác thì sẽ còn mãi. chẳng gì có thể ngăn được những hành động xuất phát từ đáy lòng cảm thông, từ trái tim thổn thức. Đó còn là lòng nhân ái, là truyền thống tốt đẹp của đất nước ta từ nhiều đời nay, những truyền thống ấy vẫn tồn tại và không ngừng phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau. Vì vậy hãy cho đi để đời mãi đẹp tươi.

Viết đoạn văn suy nghĩ về cách cho và nhận - Mẫu 3

Văn bản “Lẵng quả thông” đã gửi đi thông điệp “Cho đi… là mãi mãi”. Trong cuộc sống, ai cũng cần “cho” và “nhận” ngay cả những điều bình dị nhất. “Cho” và “nhận” là mối quan hệ khăng khít giúp ta hiểu được giá trị của cuộc sống và con người khi biết cho và nhận đúng lúc, đúng chỗ. “Cho” là chia sẻ, giúp đỡ từ chính tấm lòng của mình. “Nhận” là nhận lại những gì bạn đã cho đi. “Cho đi” không chỉ là sự chia sẻ bằng tiền bạc, vật chất mà đôi khi đó còn là một lời động viên, giúp đỡ để người nhận cảm thấy hạnh phúc và được trân trọng. Lời cảm ơn, những hành động chân thành thể hiện sự chân thành khi nhận cũng khiến “người tặng” cảm thấy hài lòng. Tuy nhiên, cho đi không có nghĩa là nhận lại bởi “Sống là cho và chỉ nhận cho riêng mình”. Điều đó đã được chứng minh qua Chủ tịch Hồ Chí Minh và biết bao anh hùng đã cống hiến cả cuộc đời mình để bảo vệ nền hòa bình của Tổ quốc… Điều đáng nói là hiện nay vẫn còn không ít những con người ích kỷ, chỉ biết nghĩ đến lợi ích cá nhân mà quên đi những giá trị của “sự cho đi” và "nhận lại”. Thế giới thật tuyệt vời khi mỗi người đều biết giá trị của “cho” và “nhận”. Đó chính là yếu tố quan trọng tạo nên giá trị sống tốt đẹp bởi “sống ở đời cần phải có tấm lòng. Để làm gì em biết không? Gió cuốn đi, gió cuốn đi…”

Viết đoạn văn suy nghĩ về cách cho và nhận - Mẫu 4

Thông qua tác phẩm “Lẵng quả thông”, tác giả đã vẽ nên hoàn cảnh của người cho và người nhận quà, qua đó gửi gắm một câu nói như một chân lý có giá trị “Cho đi… là mãi mãi”. Giữa cuộc sống bộn bề, chúng ta rất cần sự yêu thương và sẻ chia. Trao yêu thương để nhận lại yêu thương là quy luật của cuộc sống. Cuộc sống không chỉ là nhận mà còn phải biết cho đi vì “Cho đi nhiều nhất là khi ta nhận được nhiều nhất”. Cho và nhận tưởng chừng như những khái niệm đơn giản, nhưng hiểu và làm được thì không hề đơn giản. Cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi có sự sẻ chia và kết nối giữa con người với nhau. Khi ta “cho đi” không mong “nhận lại”, không mong người khác trả ơn cho ta là lúc ta hạnh phúc nhất, khi ta đem lại niềm vui cho người khác nghĩa là ta đã nhận được niềm vui, sung sướng. Trong cuộc sống của chúng ta, có rất nhiều người luôn giúp đỡ người khác mà không đòi hỏi bất cứ điều gì. Tuy nhiên, cũng có nhiều người sống theo lối sống ích kỷ, chỉ biết nghĩ đến mình. Họ không quan tâm đến bất cứ điều gì, họ cũng không quan tâm đến những người xung quanh. Ý kiến ​​trên như một lời nhắc nhở mỗi chúng ta cần phải biết quan tâm, giúp đỡ những người xung quanh mình, từ những điều nhỏ nhất, bởi khi cho đi chính là nhận lại.

-/-

Trên đây là các mẫu đoạn văn hay cho đề bài: Từ câu chuyện về món quà của Đa-ni, viết đoạn văn suy nghĩ về cách cho và nhận do Đọc tài liệu tổng hợp. Hy vọng với nội dung này cùng những bài văn mẫu lớp 6 sẽ là tài liệu đồng hành hữu ích giúp các em học tốt Ngữ Văn 6

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM