Trang chủ

Từ bài thơ của Chi-ô, hãy bình luận về ý nghĩa triết lí trong cách ứng xử

Xuất bản: 13/07/2022 - Tác giả:

Từ bài thơ của Chi-ô, hãy bình luận về ý nghĩa triết lí trong cách ứng xử của con người đối với thiên nhiên mà bài thơ gợi ra.

Cùng Đọc tài liệu đi vào phần trả lời câu 6 trang 46 thuộc nội dung phần soạn bài Chùm thơ hai-cư Nhật Bản sách Kết nối tri thức ngữ văn 10 tập 1.

Câu hỏi:  Từ bài thơ của Chi-ô, hãy bình luận về ý nghĩa triết lí trong cách ứng xử của con người đối với thiên nhiên mà bài thơ gợi ra.

Trả lời: 

Cách trả lời 1:

Từ bài thơ của Chi-ô,  khi ra giếng lấy nước, bà thấy hoa triêu nhan đang quấn quanh dây gầu. Thương hoa, bà không nỡ dùng gầu múc nước mà sang nhà hàng xóm xin nước để dùng.

=> Triết lí về cách ứng xử của con người đối với thiên nhiên: trân trọng sự sống tự nhiên dù là nhỏ bé.

Cách trả lời 2:

Tác giả định ra giếng lấy nước thì thấy hoa triêu nhan (loài có thân dây leo) đang quấn quanh dây gầu. Thương hoa, trân trọng vẻ đẹp mong manh, thuần khiết của hoa, tác giả không nỡ dùng gầu múc nước mà sang nhà hàng xóm xin nước để dùng. Qua đó, có thể thấy được triết lí về cách ứng xử của con người đối với thiên nhiên trong bài thơ gợi ra đó là sự trân trọng, nâng niu, bảo vệ sự sống tự nhiên dù là nhỏ bé.

Cách trả lời 3:

Bài thơ của Chi-ô đã với  hình ảnh những bông hoa triêu nhan vương bên giếng, quấn quít bên sợi dây gầu đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, tràn đầy sức sống. Thái độ của tác giả vì không muốn động đến sợi dây, làm ảnh hưởng đến cảnh đẹp mà “xin nước nhà bên” đã cho thấy ý nghĩa triết lý trong cách ứng xử của con người với thiên nhiên: Thiên nhiên chính là cái đẹp và con người cần có thái độ trân trọng những vẻ đẹp của tự nhiên.

-/-

Trên đây là gợi ý trả lời câu 6 trang 46: "Từ bài thơ của Chi-ô, hãy bình luận về ý nghĩa triết lí trong cách ứng xử của con người đối với thiên nhiên mà bài thơ gợi ra. " , đừng quên tham khảo trọn bộ Soạn Văn 10 Kết nối tri thức!

- Tổng hợp các tài liệu và bài học soạn văn 10 mới -

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM