Trang chủ

Trong hai văn bản Chó sói và chiên con, Chó sói và cừu non

Xuất bản: 04/08/2022 - Cập nhật: 05/08/2022 - Tác giả:

Gợi ý trả lời : Trong hai văn bản: Chó sói và chiên con, Chó sói và cừu non, em thích văn bản nào hơn? Vì sao?... - trang 39 SGK Ngữ văn 7 tập 1 Chân trời sáng tạo.

Cùng Đọc tài liệu gợi ý trả lời câu hỏi 6 thuộc phần Suy ngẫm và phản hồi của phần Soạn bài Những tình huống hiểm nghèo - Bài 2 Ngữ văn 7 CTST, giúp các em soạn bài thật tốt trước khi tới lớp.

Câu 6 trang 39 SGK Ngữ văn 7 tập 1 CTST

Trong hai văn bản: Chó sói và chiên con, Chó sói và cừu non, em thích văn bản nào hơn? Vì sao? Viết một đoạn văn khoảng 4 đến 5 câu nêu cảm nhận của em về văn bản ấy.

Trả lời

Gợi ý

Văn bản Sói và cừu non

Đang lặn hụp ở một con suối, bỗng Sói ngẩng đầu lên và thấy một con cừu non cũng đương ra uống nước cách phía dưới một quãng. "A, đó chính là bữa ăn của ta.", Só nghĩ "Ước sao mình kiếm được cớ gì để túm cổ nó nhỉ!". Và sau đó, nó lên tiếng gọi cừu non: "Sao nhà ngươi dám làm đụcvùng nước ta đang uống?". "Đâu dám ạ, đâu dám ạ, thưa ông", cừu non nói. "Giả sử nước trên ấy có đục đi chăng nữa, thì đâu có phải tại con, bởi lẽ nước từ chỗ ông chảy xuống chỗ con cơ mà?". "Thôi được", Sói nói, "Thế thì sao mày dám chửi rủa tao vào giờ này năm ngoái?". "Đâu có chuyện đó ạ", Cừu nói, "Bây giờ con mới có nửa tuổi". "Tao không biết", Sói rống lên: "Nếu chẳng phải mày thì là bố mày". Dứt lời, Sói vồ lấy chú cừu nhỏ đáng thương và nhai ngấu nghiến. Trước khi chết, Cừu chỉ kịp thốt lên: "Lời ngụy biện nào cũng chỉ có lợi cho bạo chúa."

=> Em thích câu chuyện Chói sói và chiên con. Câu chuyện được kể lại bằng thơ và mang đến một bài học đắt giá trong cuộc sống trong các trường hợp đối diện với kẻ thù.

Đoạn văn mẫu

Mẫu 1

Trong hai văn bản, em thích văn bản “Chó sói và chiên con” hơn vì truyện được viết dưới dạng một bài thơ khiến em cảm thấy dễ cảm nhận hơn. Truyện kể về cuộc đối thoại giữa chó sói và chiên con bên một dòng suối. Qua đó ta thấy rõ tính cách từng nhân vật, sói hiện lên là một kẻ gian manh, độc ác, vô tích sự, thích bắt nạt kẻ yếu. Còn chiên con là một nhân vật vô cùng đáng thương nhưng lại có sự hồn nhiên, đáng yêu và những lí lẽ của riêng mình để đối đáp lại với sói. Mỗi nhân vật với những nét tính cách khác nhau đã góp một phần không nhỏ vào việc thể hiện đề tài của truyện. Truyện ngụ ngôn luôn mang đến cho chúng ta những bài học bổ ích và ý nghĩa nên em rất yêu thích thể loại này.

Mẫu 2

Trong hai văn bản, em thích văn bản Chó sói và chiên non bởi khi dựa vào câu truyện bản gốc và được chuyển thể sang dạng một bài thơ, em cảm thấy câu chuyện đọc sẽ lôi cuốn hơn. Tuy chỉ là một cuộc đối thoại ngắn giữa sói và chiên, nhưng lại gợi cho em rất nhiều ý nghĩa cũng như tính triết lí của tác phẩm. Nhờ vậy, em có thể đúc rút bài học cho bản thân mình trong cuộc sống. Đứng trước những kẻ xấu, mưu mô, thủ đoạn, ta nên biết cách sử dụng trí thông minh và tài trí của mình để đối phó lại. Với những kẻ không bao giờ chịu nghe lí lẽ, giải thích, chúng ta phải dùng những cách đặc biệt nếu không muốn gặp phải những nguy hiểm.

Mẫu 3

Em thích văn bản Chó sói và chiên con hơn. Vì truyện được viết dưới dạng thơ, các câu ngắn gọn, dễ hiểu và dễ nhớ. Qua câu chuyện chúng ta thấy được sự độc ác, hung hăng của con sói. Hình ảnh con sói tượng trưng cho những kẻ xấu trong xã hội, ý mạnh hiếp yếu để thỏa mãn lợi ích cá nhân. Đồng thời bạn đọc thương cảm sâu sắc với chú chiên con nhút nhát, yếu đuối đã bị sói ăn thịt. Câu chuyện đáng nhớ trên đã đem lại cho người đọc bài học đáng quý về thói xấu trong xã hội.

Câu hỏi khác

-/-

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi "Trong hai văn bản: Chó sói và chiên con, Chó sói và cừu non, em thích văn bản nào hơn? Vì sao?..." do Đọc tài liệu biên soạn. Chúc các em soạn văn 7 Chân trời sáng tạo thật tốt trước khi tới lớp.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM