Trang chủ

Trong hai câu luận, tác giả đã sử dụng những biểu tượng quen thuộc

Xuất bản: 24/09/2024 - Tác giả:

Trong hai câu luận, tác giả đã sử dụng những biểu tượng quen thuộc của thơ trung đại để bày tỏ nỗi lòng... Trả lời câu hỏi 4 trang 44 SGK Ngữ văn 12 tập 1 Kết nối tri thức.

Hướng dẫn trả lời câu hỏi 4 phần SAU KHI ĐỌC thuộc nội dung soạn bài Cảm hoài giúp các em chuẩn bị bài soạn tốt hơn trước khi tới lớp.

Câu hỏi

Trong hai câu luận, tác giả đã sử dụng những biểu tượng quen thuộc của thơ trung đại để bày tỏ nỗi lòng. Hãy giải thích ý nghĩa của một số biểu tượng (xoay trục đất, rửa binh khí, kéo sông Ngân,...) và nêu cảm nhận về nỗi lòng của nhân vật trữ tình.

(Câu hỏi 4 trang 44 SGK Ngữ văn 12 tập 1 Kết nối tri thức)

Trả lời

- Giải thích ý nghĩa của một số biểu tượng:

+ xoay trục đất: con người ấp ủ hoài bão, muốn lên cao chiếm lĩnh.

+ rửa binh khí: chuẩn bị binh sĩ trước khi xuất chinh, chuẩn bị cho chiến tranh.

+ kéo sông Ngân: thể hiện ý chí chiến đấu.

+ “Long Tuyền”: thanh tể tướng kiếm, đây là thanh dương, một trong bốn kiếm báu trong kho tàng điển tích Tàu.

- Cảm nhận về nỗi lòng của nhân vật trữ tình: ý chí sẵn sàng chiến đấu bảo vệ đất nước. Nhà thơ khát khao xoay chuyển trái đất, xoay vần thế sự, mong muốn được đóng góp sức lực,. tài năng cho sự nghiệp cứu nước của vua chúa. Đó là khát vọng thành thực, đẹp đẽ nhất trong cuộc đời của người anh hùng Đặng Dung.

-/-

Trên đây là nội dung trả lời chi tiết cho câu hỏi 4 trang 44 SGK Ngữ văn 12 tập 1 Kết nối tri thức: Trong hai câu luận, tác giả đã sử dụng những biểu tượng quen thuộc của thơ trung đại để bày tỏ nỗi lòng...? Hy vọng những gợi ý trên sẽ giúp các em hoàn thành nội dung bài soạn văn 12 - Cảm hoài của Đặng Dung tại nhà dễ dàng hơn.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM