Trang chủ

Trình bày kết quả so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện KNTT

Xuất bản: 23/07/2024 - Tác giả:

Trình bày kết quả so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện KNTT trang 34, 35, 36 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức

Yêu cầu:

• Nêu tên hai tác phẩm truyện được đưa ra để so sánh, đánh giá và nói rõ lí do chọn hai tác phẩm này.

• Xác định rõ cơ sở so sánh và phạm vi các phương diện cần so sánh ở hai tác phẩm truyện.

• Nêu cách thức đã thực hiện khi so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện.

• Trình bày một số kết quả so sánh, đánh giá nổi bật (có phân tích các dẫn chứng tiêu biểu).

• Khái quát được ý nghĩa của việc so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện.

1. Chuẩn bị nói

* Lựa chọn đề tài

- Đề tài của bài nói có thể là đề tài của bài viết đã được bạn thực hiện trước đó. Nếu vậy, bạn cần đọc lại bài viết, rút gọn bài viết thành một dàn ý bài nói, có điều chỉnh theo hướng phù hợp với hoạt động nói và nghe.

- Nếu bạn chọn đề tài mới thì việc chuẩn bị phải công phu hơn. Bạn cần thực hiện nghiêm túc quy trình: Chọn đọc hai tác phẩm phù hợp → So sánh → Hình thành luận điểm đánh giá về từng tác phẩm trên cơ sở so sánh → Xây dựng dàn ý bài nói (viết trên giấy hay thể hiện bằng các slide dùng để trình chiếu).

* Tìm ý và sắp xếp ý

- Bám sát các yêu cầu về hoạt động nói và nghe của bài học đã nêu ở trên để tự đặt ra những câu hỏi tìm ý phù hợp.

- Ý nói về cách thức đã thực hiện khi so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện cần bao gồm các thông tin: Bạn đã tập trung chú ý phương diện nào của hai tác phẩm truyện được đưa ra để so sánh? Việc lập phiếu ghi chép các dữ liệu cần thiết được tiến hành ra sao?

- Các ý cơ bản của bài nói có thể được sắp xếp theo hình thức tuyển tính hoặc được tố chức dưới dạng một bảng so sánh hay được thể hiện bằng sơ đồ tổng hợp. Tham khảo bảng so sánh sau:

Phương diện cần phân tích: Cốt truyện, Hệ thống nhân vật, Ngôi kể, điểm nhìn trần thuật, Ngôn ngữ, giọng điệu truyện (SGK)

Lưu ý: Bảng này dành cho việc tìm ý và lập dàn ý, không phải bằng chứa dựng toàn bộ thông tin về bài nói. Khi tổ chức nội dung bài nói, có thể chỉ so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện ở một vài phương diện mà bạn thấy có vấn đề cần đặc biệt quan tâm.

2. Thực hành nói

- Bài nói tuân thủ dàn ý đã chuẩn bị với kết cấu gồm ba phần: Mở đầu, Triển khai, Kết luận. Trong khi nói, có thể đưa thêm những ý tưởng mới nảy sinh nhưng tránh sa đà.

- Cần giúp người nghe hiểu rõ tính mục đích của việc so sánh hai tác phẩm truyện với nhau, thường xuyên quan tâm trả lời câu hỏi: So sánh để làm gì?

- Nếu điều kiện cho phép, nên sử dụng bảng hay sơ đồ so sánh hoặc trình chiếu các slide, giúp người nghe có được cái nhìn tổng quan về nội dung trình bày.

3. Trao đổi đánh giá

Người nghe

- Căn cứ vào tên bài nói và mục đích hướng tới của bài nói để nêu nhận xét hay bổ sung các ý cần thiết.

- Tùy vào hình thức trình bày đã được người nói lựa chọn (sử dụng hay không sử dụng các bảng, sơ đồ, slide,...) để đưa ra đánh giá, đòi hỏi phù hợp.

- Yêu cầu người nói trình bày rõ hơn về một số luận điểm chưa được diễn đạt tường minh.

- Đính chính những nhầm lẫn (nếu có) của người nói trong việc nêu bằng chứng hay đưa ra kết luận.

- Gợi mở những nội dung, phương diện khác cần được so sánh ở hai tác phẩm truyện.

Người nói

- Tự đánh giá về bài nói của mình trên tinh thần học hỏi.

- Thuyết minh thêm về những điểm người nghe muốn hiểu rõ hơn.

- Trao đổi lại những ý kiến của người nghe mà mình chưa tán đồng.

- Nêu vắn tắt một số khám phá có ý nghĩa khác chưa có dịp trình bày trong bài nói về hai tác phẩm được so sánh.

Chào thầy/cô và các bạn, hôm nay tôi xin chia sẻ với các bạn về kết thúc truyện "Chí Phèo" của Nam Cao và "Vợ nhặt" của Kim Lân.

Trước khi Cách mạng tháng Tám thành công, văn học Việt Nam nằm trong bối cảnh văn hóa phong kiến, phản ánh rõ nét những bất công và bi kịch của xã hội. Trong số các tác phẩm viết về người nông dân, không thể không nhắc đến hai tác giả tiêu biểu là Kim Lân và Nam Cao với "Vợ nhặt" và "Chí Phèo". Những tác phẩm này không chỉ thể hiện nỗi đau khổ của người dân nghèo mà còn chứa đựng tính nhân văn sâu sắc, nhấn mạnh rằng dù bị cái đói nghèo vùi dập, con người vẫn giữ được bản chất lương thiện và hy vọng vào một cuộc sống tốt đẹp hơn. Mặc dù cùng viết về người nông dân, nhưng mỗi tác giả lại có phong cách riêng biệt. Nếu như Nam Cao tập trung vào hiện thực khốc liệt và tình người trong bi kịch, thì Kim Lân lại tràn đầy tình cảm và giá trị nhân văn, hướng đến tương lai tươi sáng hơn cho các nhân vật. Sự khác biệt này thể hiện rõ qua kết thúc của "Chí Phèo" và "Vợ nhặt".

Trong "Chí Phèo", Nam Cao khéo léo kể về bi kịch của Chí từ khi sinh ra đã bị bỏ rơi tại cái lò gạch cũ. Lớn lên, Chí là một người lương thiện, nhưng cuộc đời anh rơi vào bi kịch khi bị Bá Kiến đẩy vào ngục tù. Sau khi ra tù, Chí trở thành tay sai cho Bá Kiến, sống trong cơn say và những tiếng chửi không ai đáp. Đỉnh điểm của bi kịch là khi Thị Nở đến và mở ra hy vọng làm lại cuộc đời cho Chí, nhưng lại bị từ chối quyền làm người. Cuối cùng, Chí giết Bá Kiến rồi tự tử, kết thúc chuỗi ngày tăm tối của mình, đánh dấu sự thức tỉnh nhân tính và khát khao được làm người lương thiện. Cái chết của Chí không chỉ là một chi tiết nhân văn mà còn thể hiện sự phản kháng của người dân trước chế độ phong kiến tàn ác. Kết truyện mở ra một vòng lặp luẩn quẩn, nhấn mạnh bi kịch của Chí Phèo vẫn còn đó và sẽ tiếp tục đeo bám những người khác.

Trong "Vợ nhặt", Kim Lân mang đến một giọng văn nhẹ nhàng và hóm hỉnh hơn. Tràng, dù nghèo khó và xấu xí, nhưng khi có vợ, anh thấy mình sống có trách nhiệm hơn và khao khát một gia đình ấm áp. Câu chuyện về đoàn người đói khát đi phá kho thóc đã gợi mở cho Tràng về hướng đi mới để cứu gia đình. Chi tiết cuối truyện với hình ảnh lá cờ đỏ bay phấp phới không chỉ gợi lên nạn đói mà còn báo hiệu sự hiện diện của cách mạng, mang lại hy vọng cho người nông dân. Kết thúc mở của "Vợ nhặt" đậm tính nhân văn, nhấn mạnh khát khao sống và niềm tin vào một tương lai tươi sáng.

Nhìn chung, cả hai tác phẩm đều phản ánh hiện thực tàn khốc của người nông dân trong xã hội cũ, nhưng lại có cách tiếp cận khác nhau. Nếu như Nam Cao viết về một Chí Phèo với bi kịch không lối thoát, thì Kim Lân lại hướng đến hy vọng và tương lai tươi sáng. Sự khác biệt này phụ thuộc vào phong cách viết và bối cảnh ra đời của mỗi tác phẩm. Nam Cao viết "Chí Phèo" trong những năm tháng khốn khổ nhất, khi cách mạng còn mơ hồ, nên không thể tìm ra lối thoát cho nhân vật. Ngược lại, Kim Lân viết "Vợ nhặt" sau khi cách mạng thành công, nên đặt niềm tin vào cách mạng và hướng đến một tương lai tươi sáng hơn.

Cảm ơn thầy/cô và các bạn đã lắng nghe. Rất mong nhận được sự góp ý từ thầy/cô và các bạn.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM