Trang chủ

Trình bày kết quả so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ Kết nối tri thức

Xuất bản: 24/07/2024 - Tác giả:

Trình bày kết quả so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ - Kết nối tri thức trang 58, 59 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh soạn văn 12 tốt hơn tại nhà.

Yêu cầu:

- Giới thiệu được hai bài thơ và lí do lựa chọn hai bài thơ đó để so sánh, đánh giá.

- Phân tích những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai bài thơ xét theo một số phương diện đã xác định.

- Có những nhận xét, đánh giá thuyết phục về giá trị và đóng góp của mỗi bài thơ dựa trên kết quả so sánh.

- Nêu được những ý kiến trao đổi xác đáng giúp người nói và người nghe có cái nhìn đầy đủ, toàn diện hơn về hai bài thơ được so sánh.

1. Chuẩn bị nói

Bài nói nhằm truyên tải đến người nghe kết quả của việc so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ đã thực hiện ở phần Viết. Để đạt được mục tiêu này, cần chuẩn bị bài nói theo những yêu cầu sau:

- Tóm tắt nội dung bài viết so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ.

- Đánh dấu những luận điểm hoặc thông tin chính của bài viết. Ghi chú những dẫn chứng quan trọng cần được nêu lên khi trình bày từng luận điểm.

- Xác định những từ ngữ then chốt gắn với từng luận điểm để dễ triển khai, đảm bảo cho bài nói có trọng tâm.

- Chuẩn bị các phương tiện kĩ thuật hỗ trợ và hình ảnh minh hoạ (nếu có) với các thông tin chắt lọc về mỗi bài thơ.

2. Thực hành nói

- Mở đầu: Giới thiệu được hai bài thơ và lí do lựa chọn để so sánh, đánh giá. Việc giới thiệu có thể được dẫn dắt theo lối trực tiếp hoặc gián tiếp; lí do trình bày có thể là lí do khách quan hay chủ quan, nhưng cần nêu được những cơ sở để so sánh.

- Triển khai:

+ Trình bày được những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai bài thơ trên một số phương diện đã xác định.

+ Đánh giá được giá trị và đóng góp của mỗi bài thơ dựa trên kết quả so sánh.

- Kết luận: Nêu ý nghĩa của việc so sánh, đánh giá trong tiếp nhận văn bản thơ.

3. Trao đổi, đánh giá

Người nghe

- Nhận xét về độ chính xác và đầy đủ của các nội dung so sánh giữa hai tác phẩm thơ, cách sử dụng ngôn ngữ và các yếu tố phi ngôn ngữ của người nói. Nếu có khía cạnh nào chưa rõ, yêu cầu người nói giải thích thêm.

- Bổ sung hoặc chia sẻ một số nội dung giúp người nói có cái nhìn đầy đủ, toàn diện về hai bài thơ được so sánh, đánh giá (chẳng hạn có thể trình bày thêm cơ sở để so sánh, cách trình bày các nội dung so sánh,...)

Người nói

- Cần làm rõ thêm những ý mà người nghe chưa rõ.

- Tiếp thu, góp ý hoặc trao đổi lại với một số ý kiế nhận xét, đánh giá của người nghe về nội dung và cách thực hiện bài nói.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM