Trang chủ

Trình bày báo cáo kết quả của bài tập dự án trang 76 Cánh diều

Xuất bản: 20/08/2024 - Tác giả:

Trình bày báo cáo kết quả của bài tập dự án trang 76 Cánh diều được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 12 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 12 dễ hơn.

1. Định hướng

a) Trình bày báo cáo kết quả của bài tập dự án là sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các phương tiện như hình ảnh, âm thanh, bản trình chiếu, hành động, cử chỉ,... để báo cáo tóm tắt những kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao trong dự án học tập.

b) Khi trình bày báo cáo kết quả của bài tập dự án, các em cần chú ý:

Dựa vào báo cáo kết quả bài tập dự án như đã nêu trong phần Viết ở trên để chuẩn bị dàn ý cho bài trình bày, tránh viết thành văn,...

- Xác định rõ người nghe báo cáo để có cách trình bày phù hợp.

- Chuẩn bị các sản phẩm của dự án để minh hoạ, làm rõ kết quả của bài tập dự án;sử dụng các phần mềm trình chiếu để làm tăng sức hấp dẫn và hiệu quả bài trình bày.

- Dự kiến trước các câu hỏi hoặc đề nghị của người nghe báo cáo và phương án trả lời.

2. Thực hành

Bài tập:  Trình bày báo cáo kết quả của bài tập dự án đã thực hiện ở phần Viết, trong đó có sử dụng các phương tiện hỗ trợ phù hợp.

a) Chuẩn bị (Ví dụ trình bày báo cáo cho dự án 1)

Trao đổi, phối hợp với các bạn trong nhóm dự án để thống nhất kế hoạch thực hiện.Thực hiện việc chuẩn bị như hướng dẫn ở mục 1. Định hướng.

b) Tìm ý và lập dàn ý

Xem lại dàn ý đã nêu ở phần Viết và bổ sung một số ý cho phù hợp với đối tượng, yêu cầu, thời gian, điều kiện trình bày báo cáo.

c) Nói và nghe

Tham khảo các yêu cầu đã nêu ở Bài 1, phần Nói và nghe, mục c (trang 42); đối chiếu với dàn ý đề văn đã làm ở bài này.

Bài nói tham khảo:

Em chào thầy cô và các bạn, hôm nay em xin trình bày về báo cáo của bài tập dự án: Sức mạnh của tiếng cười qua tác phẩm hài kịch.

1. Mục tiêu của dự án: nghiên cứu và phân tích sức mạnh của tiếng cười qua một số tác phẩm hài kịch nổi tiếng.

2. Nội dung của dự án:

- Tìm và đọc một tác phẩm hài kịch nổi tiếng

- Sưu tập các văn bản hài kịch

- Nêu ý nghĩa của tiếng cười hài kịch

3. Kết quả thực hiện

a. Sản phẩm 1: bài phân tích, đánh giá sức mạnh của tiếng cười trong văn bản hài kịch

- Tiếng cười trong hài kịch là một phương tiện để truyền tải, phê phán mặt xấu của xã hội, đó là hình thức phê phán đặc biệt để khẳng định cái mới, cái tốt đẹp. Từ đó, giúp thay đổi nhận thức, tư tưởng của con người giúp chúng ta hướng tới những thứ tốt đẹp.

- Trong vở kịch Quan Thanh Tra của Gogol, tiếng cười không chỉ phản ánh, phê phán hiện thực với các thói hư tật xấu của con người trong xã hội mà nhà văn muốn khán giả nhìn nhận vào chính bản thân mình, nhìn vào con người bên trong sự thật của chính mình, đưa ra lời cảnh báo cho khán giả về lối sống trỗng rỗng, không có ý nghĩa hiện tại.

- Tiếng cười là phản ứng cảm xúc của con ngươi trong ý thức thẩm mĩ của nó khi nhận thức các hiện tượng thực tại mang các xung đột hài kịch. Như vậy, cái cười trong cái hài là cái cười đặc biệt nhằm vào đối tượng cụ thể, là cái cười có mục đích và ý nghĩa xã hội sâu sắc.

b. Sản phẩm 2: bộ sưu tập các văn bản hài kịch

+ Tác phẩm Bệnh sĩ của Lưu Quang Vũ

+ Tác phẩm Người lái buôn thành Vơ-ni-dơ của Sếch-xpia

+ Tác phẩm Quan thanh tra của Gogol

4. Đánh giá, nhận xét

- Tiếng cười trong hài kịch có sức mạnh to lớn trong việc tạo ra niềm vui và hạnh phúc.

- Nó là một công cụ quan trọng để tạo ra sự kết nối và hiểu biết lẫn nhau.

5. Tự đánh giá và kiến nghị

- Đánh giá: Các tác phẩm phân tích, đánh giá về giá trị, ý nghĩa của tiếng cười qua các tác phẩm hài kịch đều rất sâu sắc và chỉ rõ được sức mạnh của tiếng cười trong các tác phẩm hài kịch.

- Kiến nghị: phân tích nhiều mặt và nhiều giá trị hơn của tiếng cười.

d) Kiểm tra và chỉnh sửa

Tham khảo các yêu cầu đã nêu ở Bài 1, phần Nói và nghe, mục d (trang 42); đối chiếu với dàn ý đề văn đã làm ở bài này.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM