Trang chủ

Trả lời câu hỏi trang 13 SGK Lịch Sử 5 bài 5

Xuất bản: 10/11/2018 - Tác giả:

Hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 5 trang 13 sách giáo khoa lịch sử 5 bài học về Phan Bội Châu và phong trào Đông Du

Ở bài tập trước các em đã được học về phong trào Cần Vương trong bài 3 SGK Lịch sử 5, tiếp theo chúng ta cùng tìm hiểu phong trào Đông du do những danh nhân tri thức khởi nghĩa!

Trả lời câu hỏi bài 5 trang 13 SGK Lịch Sử 5

Câu hỏi 1

Tại sao trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn, nhóm thanh niên Việt Nam vẫn hăng say học tập?

Trả lời

Vì họ có khao khát, mong muốn dùng những kiến thức học được ở Nhật Bản để giúp đất nước giành tự do, độc lập.

Câu hỏi 2​​​​​​​

Tại sao Chính phủ Nhật trục xuất Phan Bội Châu và những người du học?

Trả lời

Chính phủ Nhật nhận được nhiều lợi ích nếu cấu kết với Pháp nên Chính phủ Nhật trục xuất Phan Bội Châu và những người du học.

Bài tiếp theo: Câu 1 trang 13 Lịch Sử 5

Những điều bạn cần biết về Phan Bội Châu

Phan Bội Châu (1867 – 1940) là một danh sĩ và là nhà cách mạng Việt Nam, hoạt động trong thời kỳ Pháp thuộc.

Phan Bội Châu sinh ngày 26 tháng 12 năm 1867 tại làng Đan Nhiễm, xã Nam Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

Cha ông là Phan Văn Phổ, mẹ là Nguyễn Thị Nhàn. Ông nổi tiếng thông minh từ bé, năm 6 tuổi học 3 ngày thuộc hết Tam Tự Kinh, 7 tuổi ông đã đọc hiểu sách Luận Ngữ, 13 tuổi ông thi đỗ đầu huyện.

Thuở thiếu thời ông đã sớm có lòng yêu nước. Năm 17 tuổi, ông viết bài "Hịch Bình Tây Thu Bắc" đem dán ở cây đa đầu làng để hưởng ứng việc Bắc Kỳ khởi nghĩa kháng Pháp. Năm 19 tuổi (1885), ông cùng bạn là Trần Văn Lương lập đội "Sĩ tử Cần Vương" (hơn 60 người) chống Pháp, nhưng bị đối phương kéo tới khủng bố nên phải giải tán.

Gia cảnh khó khăn, ông đi dạy học kiếm sống và học thi. Khoa thi năm Đinh Dậu (1897) ông đã lọt vào trường nhì nhưng bạn ông là Trần Văn Lương đã cho vào tráp mấy cuốn sách nhưng ông không hề biết nên ông bị khép tội hoài hiệp văn tự (mang văn tự trong áo) nên bị kết án chung thân bất đắc ứng thí (suốt đời không được dự thi).

Sau cái án này, Phan Bội Châu vào Huế dạy học, do mến tài ông nên các quan đã xin vua Thành Thái xóa án. Nhờ vậy, ngay khoa thi hương tiếp theo, năm Canh Tý (1900), ông đã đậu đầu (Giải nguyên) ở trường thi Nghệ An.

Xem thêm thông tin về hoạt động và phong trào cộng sản của Phan Bội Châu

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM