Trang chủ

Phân tích những sự kiện dẫn tới tình trạng chiến tranh lạnh giữa hai phe - tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa

Xuất bản: 29/04/2020 - Cập nhật: 05/06/2020 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi thảo luận trang 59 SGK lịch sử 12: Hãy nêu và phân tích những sự kiện dẫn tới tình trạng chiến tranh lạnh giữa hai phe - tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa

Đọc tài liệu tổng hợp và chia sẻ nội dung câu hỏi thảo luận trang 59 SGK Lịch sử 12 một cách hữu ích thông qua việc chia sẻ tài liệu Soạn sử 12 bài 9 cho các em tìm ra câu trả lời chính xác và ngắn gọn nhất cho từng câu hỏi trong bài học.

Trả lời câu  hỏi thảo luận trang 59 sgk lịch sử lớp 12

Câu hỏi

Hãy nêu và phân tích những sự kiện dẫn tới tình trạng Chiến tranh lạnh giữa hai phe - tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa?

Hướng dẫn trả lời

Dựa vào sgk Lịch sử 12 trang 58, 59 để trả lời

Đáp án tham khảo

- Sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc.

+ Liên Xô chủ trương duy trì hòa bình và an ninh thế giới, đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới.

+ Mĩ ra sức chống phá Liên Xô, đẩy lùi phong trào cách mạng thế giới nhằm mưu đồ bá chủ thế giới.

- Ngày 12/3/1947, tổng thống Mĩ đưa ra một thông điệp: “Sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với Mĩ và đề nghị viện trợ khẩn cấp cho hai nước Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì”. Đây là sự kiện khởi đầu cho chính sách chống Liên Xô, gây nên cuộc Chiến tranh lạnh.

- Ngày 4/4/1949, Tổ chức hiệp Bắc Đại Tây Dương (NATO) ra đời. Đây là liên minh quân sự lớn nhất của các nước phương Tây do Mĩ đứng đầu.

- Tháng 1/1949, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế.

- Tháng 5/1955, Các nước thuộc khối XHCN thành lập Tổ chức Hiệp ước Vácsava, liên minh chính trị-quân sự mang tính chất phòng thủ của các nước XHCN.

⟹ Sự ra đời của NATO và tổ chức SEV đã đánh dấu sự xác lập của hai phe, chiến tranh lạnh bao trùm cả thế giới.

Bổ sung kiến thức về tình trạng chiến tranh lạnh giữa hai phe - tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa

Một số kiến thức mở rộng xoay quanh Chiến tranh lạnh cho các em học sinh tham khảo và đa dạng hóa dạng câu hỏi cho các em học sinh tiếp cận kiến thức.

Em hiểu thế nào là chiến tranh lạnh?

Trả lời:

Chiến tranh Lạnh (1946–1989) là tình trạng tiếp nối xung đột chính trị, căng thẳng quân sự và cạnh tranh kinh tế tồn tại sau Chiến tranh thế giới thứ 2 (1939–1945), xung đột này diễn ra chủ yếu giữa Liên bang Xô viết cùng các quốc gia đồng minh của họ, với các cường quốc thuộc thế giới phương Tây, gồm cả Hoa Kỳ.

Chiến tranh lạnh là gì?

Trả lời:

Chiến tranh lạnh là chiến tranh không đổ máu, không tiếng súng, thực chất là cuộc chạy đua giữa hai cường quốc Mĩ và Liên Xô, đại diện cho hai hệ thống tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, diễn ra chủ yếu trên lĩnh vực vũ trang, kinh tế, chính trị, ngoại giao. Cuộc chiến tranh lạnh diễn ra trên bốn thập kỉ, thực tế chưa từng có cuộc xung đột trực tiếp nhưng những ảnh hưởng của nó lan rộng khắp thế giới.

=> Chiến tranh lạnh là cuộc chiến tranh giữa Mĩ và Liên Xô, mặc dù không có tiếng súng nhưng khiến quan hệ quốc tế luôn trong tình trạng căng thẳng, chiến tranh cục bộ diễn ra ở nhiều nơi.

Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh lạnh là gì?

Trả lời:

Có ba nguyên nhân chính dẫn đến bùng nổ Chiến tranh lanh:

-  Sự đối lập về mục tiêu và chiến lươc giữa hai cường quốc:

+ Liên Xô chủ trương duy trì hòa bình, an ninh thế giới, bảo vệ những thành quả của chủ nghĩa xã hội và đảy mạnh phong trào cách mạng thế giới.

+ Mĩ ra sức chống phá Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào cách mạng nhằm thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới.

-  Sự ra đời của kế hoạch Mácsan.

-  Việc thành lập tổ chức Hiêp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Trong đó, nguyên nhân đầu tiên là quan trọng nhất, đưa đến các hành động của Mĩ và Liên Xô trong giai đoạn này.

Mục tiêu của cuộc Chiến tranh lạnh là gì?

Trả lời:

Mục tiêu của Mĩ trong việc tiến hành Chiến tranh lạnh là:

+ Chống phá Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa, chống phong trào cách mạng, mưu đồ làm bá chủ thế giới.

+ Lo ngại trước ảnh hưởng to lớn của Liên Xô và Đông Âu, sự thắng lợi của CHND Trung Quốc, CNXH đã trở thành hệ thống thế giới từ Động Âu sang Đông Á.

+ Sau CTTG II, là nước tư bản giàu mạnh nhất, nắm độc quyền vũ khí nguyên tử, tự cho mình có quyền lãnh đạo thế giới.

Xu thế hòa hoãn dẫn đến chấm dứt chiến tranh lạnh diễn ra như thế nào?

Trả lời:

- Đầu những năm 70, xu hướng hòa hoãn Đông - Tây xuất hiện với những cuộc thương lượng Xô - Mỹ.

- Ngày 9/11/1972, hai nước Đức ký kết tại Bon Hiệp định về những cơ sở quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức làm tình hình châu Âu bớt căng thẳng.

- Năm 1972, Xô - Mỹ thỏa thuận hạn chế vũ khí chiến lược, ký Hiệp ước ABM (Hiệp ước Chống tên lửa đạn đạo), SALT-1 (Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược), đánh dấu sự hình thành thế cân bằng về quân sự và vũ khí hạt nhân chiến lược giữa hai cường quốc.

- Tháng 8/1975, 33 nước châu Âu và Mỹ, Canađa đã ký Định ước Hen-xin-ki, khẳng định những nguyên tắc trong quan hệ giữa các quốc gia và sự hợp tác giữa các nước, tạo nên một cơ chế giải quyết các vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh châu Âu.

- Từ 1985, nguyên thủ Xô - Mỹ tăng cường gặp gỡ, ký kết nhiều văn kiện hợp tác kinh tế, khoa học - kĩ thuật, trọng tâm là thuận thủ tiêu tên lửa tầm trung châu Âu, cắt giảm vũ khí chiến lược và hạn chế chạy đua vũ trang.

Tháng 12/1989, tại Manta (Địa Trung Hải), Xô - Mỹ tuyên bố chấm dứt “chiến tranh lạnh” để ổn định và củng cố vị thế của mình.

Chiến tranh lạnh kết thúc đã 

A. tạo điều kiện tiên quyết cho các nước Đông Dương hội nhập quốc tế.

B. giúp các nước Đông Dương thoát khỏi sự lệ thuộc vào nguồn viện trợ từ bên ngoài.

C. thúc đẩy xu thế đối thoại, hợp tác giữa các nước Đông Dương với các nước khác.

D. giúp các nước Đông Dương thoát khỏi sự chi phối của Liên Xô và Mỹ.

Đáp án: C

***

Trên đây là phần hướng dẫn trả lời câu hỏi thảo luận trang 59 SGK Lịch sử lớp 12, nội dung chính: Phân tích những sự kiện dẫn tới tình trạng chiến tranh lạnh giữa hai phe - tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.

Tiếp theo: Câu hỏi thảo luận trang 62 SGK Lịch sử 12

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM