Đọc tài liệu tổng hợp và chia sẻ nội dung câu hỏi thảo luận trang 47 SGK Lịch sử 12 một cách hữu ích thông qua việc chia sẻ tài liệu Soạn sử 12 bài 7 cho các em tìm ra câu trả lời chính xác và ngắn gọn nhất cho từng câu hỏi trong bài học.
Trả lời câu hỏi trang 47 SGK Lịch sử 12
Câu hỏi
Trình bày khái quát về tình hình chính trị ở Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1950).
Hướng dẫn trả lời
Dựa vào sgk Lịch sử trang 47 để trả lời
Đáp án tham khảo
Tình hình chính trị ở Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945-1950) có những nét nổi bật sau đây:
- Thể chế chính trị: là những nước cộng hòa (Pháp, Đức, Italia) hoặc quân chủ lập hiến (Anh, Tây Ban Nha, Hà Lan…) nhưng đều theo chế độ dân chủ đại nghị, đại diện cho quyền lợi của giai cấp tư sản, liên minh chặt chẽ với Mĩ trong các chính sách đối ngoại.
- Ưu tiên hàng đầu là củng cố chính quyền của giai cấp tư sản, ổn định tình hình chính trị - xã hội, hàn gắn vết thương chiến tranh, phục hồi nền kinh tế, liên minh chặt chẽ với Mĩ và tìm cách trở lại các thuộc địa cũ của mình.
- Hầu hết các nước Tây Âu đã gia nhập khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mĩ đứng đầu. Cộng hòa Liên bang Đức (chính thức thành lập tháng 9-1949) đã trở thành một tâm điểm của sự đối đầu ở châu Âu giữ hai cực Liên Xô và Mĩ.
⟹ Như vậy, từ năm 1945 đến năm 1950, các nước tư bản Tây Âu với sự viện trợ của Mĩ đã cơ bản ổn định và phục hồi về mọi mặt, trở thành đối trọng với khối xã hội- chủ nghĩa Đông Âu vừa mới hình thành.
Bổ sung kiến thức về chính trị châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ 2
Những xu hướng của thế giới sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt là gì?
Trả lời:
- Tất cả các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng tâm, xây dựng sức mạnh tổng hợp của quốc gia thay thế cho cuộc chạy đua vũ trang.
- Quan hệ giữa các nước lớn thay đổi theo chiều hướng đối thoại, tránh xung đột trưc tiếp.
- Tuy hòa bình và ổn định là xu thế chủ đạo của tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh, nhưng nhiều khu vực vẫn diễn ra các cuộc nội chiến và xuong đột.
- Những năm 90 của thế kỉ XX, thế giới đã chứng kiến xu thế toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ.
Tham dự hội nghị Ianta (2-1945) gồm nguyên thủ của các quốc gia nào?
A. Anh, Pháp, Mĩ.
B. Mĩ, Trung Quốc, Anh.
C. Liên Xô, Mĩ, Anh
D. Anh, Pháp, Liên Xô.
Đáp án: C
Trên đây là hướng dẫn trả lời câu hỏi thảo luận trang 47 SGK Lịch sử 12, nội dung chính: Trình bày khái quát về tình hình chính trị ở Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945-1950).
Tiếp theo: Câu hỏi thảo luận trang 48 SGK Lịch sử 12