Trang chủ

Tác động của chính sách khai thác thuộc địa của Pháp, các giai cấp ở Việt Nam có sự chuyển biến ra sao?

Xuất bản: 08/04/2020 - Cập nhật: 15/06/2020 - Tác giả:

Trả lời câu 2 trang 79 SGK lịch sử 12: Dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa của Pháp, các giai cấp ở Việt Nam có sự chuyển biến ra sao?

Đọc tài liệu tổng hợp và chia sẻ nội dung câu 2 trang 79 SGK Lịch sử 12 một cách hữu ích thông qua việc chia sẻ tài liệu Soạn sử 12 bài 12 cho các em tìm ra câu trả lời chính xác và ngắn gọn nhất cho từng câu hỏi trong bài học.

Trả lời câu 2 trang 79 sgk lịch sử lớp 12

Câu hỏi

Dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa của Pháp, các giai cấp ở Việt Nam có sự chuyển biến ra sao?

Hướng dẫn trả lời

Dựa vào sgk Lịch sử 12 trang 78 để trả lời.

Đáp án tham khảo

- Giai cấp địa chủ phong kiến: tiếp tục phân hóa, một bộ phận trung, tiểu địa chủ có tham gia phong trào dân tộc chống Pháp và tay sai.

- Giai cấp nông dân:

+ Bị đế quốc, phong kiến chiếm đoạt ruộng đất, phá sản không lối thoát.

+ Mâu thuẫn giữa nông dân Việt Nam với đế quốc phong kiến tay sai gay gắt.

+ Nông dân là một lực lượng cách mạng to lớn của dân tộc.

- Giai cấp công nhân: 

+ Ngày càng phát triển, đến 1929 có trên 22 vạn người, bị tư sản áp bức bóc lột gắn bó với nông dân có truyền thông yêu nước.

+ Chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản, trở thành một động lực của phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến.

- Giai cấp tiểu tư sản: 

+ Phát triển nhanh về số lượng, có tinh thần dân tộc chống Pháp và tay sai.

+ Bộ phận học sinh, sinh viên, trí thức nhạy cảm với thời cuộc, tha thiết canh tân đất nước, hăng hái đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc.

- Tư sản:  bị phân hóa thành hai bộ phận:

+ Tư sản mại bản: quyền lợi gắn chặt với đế quốc nên cấu kết chặt chẽ với chúng.

+ Tư sản dân tộc: kinh doanh độc lập, có khuynh hướng dân tộc và dân chủ.

Bổ sung kiến thức về sự biến chuyển của các giai cấp ở VN dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa của Pháp

Một số kiến thức mở rộng xoay quanh sự biến chuyển của các giai cấp ở VN dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa của Pháp cho các em học sinh tham khảo và đa dạng hóa dạng câu hỏi cho các em học sinh tiếp cận kiến thức.

Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp tiến hành vào thời gian nào?

A.  1897 - 1912.

B. 1897 - 1913.

C. 1897 - 1914. 

D. 1897 - 1915.

Đáp án: C

Giải thích:

Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất được tiến hành:

- Bắt đầu từ năm 1897 – sau khi đàn áp xong phong trào Cần Vương (cơ bản bình định được Việt Nam về mặt quân sự).

- Kết thúc vào năm 1914 – khi chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.

Thái độ của giai cấp địa chủ phong kiến Việt Nam khi Pháp tiên hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất?

Trả lời: 

-  Ngày càng đông đa phần đầu hàng, cấu kết, làm tay sai cho thực dân Pháp.

- Một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.

Ý nào sau đây là đặc điểm của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất?

A. khai thác toàn diện.

B. tốc độ nhanh, quy mô lớn.

C. khai thác quy mô lớn, toàn diện.

D. vốn đầu tư khai thác

Đáp án: A

Mục đích của thực dân Pháp khi tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam là gì?

A. Bù lại những khoản đầu tư trong cuộc khai thác lần thứ nhất.

B. Bù đắp những thiệt hại do Chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra.

C. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam.

D. Tăng cường sức mạnh về kinh tế của Pháp so với các nước TBCN.

Đáp án: B

Hậu quả của chính sách khai thác thuộc địa của Pháp?

Trả lời:

- Nền kinh tế dưới sự đô hộ của thực dân Pháp vẫn là một nền kinh tế nhỏ, phụ thuộc và còn lạc hậu, dậm chân tại chỗ

- Tài nguyên thiên nhiên của nước ta bị khai thác cùng kiệt và triệt để dưới tay thực dân Pháp

- Công nghiệp phát triển mất cân đối, công nghiệp nhẹ phát triển manh nha nhỏ giọt và chưa có bước đột phá, thiếu hẳn công nghiệp nặng.

Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của đế quốc Pháp ở Việt Nam có điểm gì mới?

Trả lời:

Về cơ bản những chính sách khai thác của thực dân Pháp ở Đông Dương không có nhiều điểm khác biệt so với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Điểm khác quan trọng ở cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai là:

- Pháp đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô lớn: chỉ trong vòng 6 năm, Pháp đã đầu tư vào Đông Dương, trong đó có Việt Nam 4 tỉ phrăng.

- Sự triệt để của thực dân Pháp là làm sao để khai thác triệt để nhất các nguồn lợi về tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân công rẻ mạt, đầu tư càng hiệu quả càng tốt.

- Xã hôi phân hóa sâu sắc: bên cạnh ba giai cấp cũ: nông dân, công nhân và địa chủ phong kiến đã xuất hiện thêm hai giai cấp mới là: tư sản và tiểu tư sản.

***

Trên đây là câu hỏi và hướng dẫn trả lời câu 2 trang 79 SGK Lịch sử lớp 12 với nội dung trình bày sự chuyển biến của các giai cấp ở Việt Nam khi chịu sự tác động của chính sách khai thác thuộc địa của Pháp.

Bài tiếp: Câu hỏi thảo luận trang 82 SGK lịch sử 12

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM