Trang chủ

Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất

Xuất bản: 08/04/2020 - Cập nhật: 15/06/2020 - Tác giả:

Trả lời câu 1 trang 79 SGK lịch sử 12: Nêu chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất

Đọc tài liệu tổng hợp và chia sẻ nội dung câu 1 trang 79 SGK Lịch sử 12 một cách hữu ích thông qua việc chia sẻ tài liệu Soạn sử 12 bài 12 cho các em tìm ra câu trả lời chính xác và ngắn gọn nhất cho từng câu hỏi trong bài học.

Trả lời câu 1 trang 79 sgk lịch sử lớp 12

Câu hỏi

Nêu chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Hướng dẫn trả lời

Dựa vào sgk Lịch sử 12 trang 76, 77 để trả lời.

Đáp án tham khảo

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929), Pháp đầu tư mạnh với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào các ngành kinh tế ở Việt Nam, từ 1924 – 1929, số vốn đầu tư khoảng 4 tỉ phrăng.

- Nông nghiệp: đầu tư nhiều nhất, mở rộng diện tích đồn điền cao su, nhiều công ty cao su được thành lập (Đất đỏ, Mi-sơ-lanh…)

- Công nghiệp: đặc biệt là khai thác mỏ than, mở mang các ngành dệt, muối, xay xát,….

- Thương nghiêp: ngoại thương phát triển, giao lưu buôn bán nội địa được đẩy mạnh.

- Giao thông vận tải: phát triển, mở rộng để phục vụ công cuộc khai thác.

- Ngân hàng Đông Dương: nắm quyền chỉ huy kinh tế Đông Dương, phát hành giấy bạc và cho vay lãi.

- Tăng thu thuế: ngân sách Đông Dương thu năm 1930 tăng gấp 3 lần so với 1912.

Bổ sung kiến thức chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam

Một số kiến thức mở rộng xoay quanh sự biến chuyển của các giai cấp ở VN dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa của Pháp cho các em học sinh tham khảo và đa dạng hóa dạng câu hỏi cho các em học sinh tiếp cận kiến thức.

Hậu quả của chính sách khai thác thuộc địa của Pháp?

Trả lời:

* Về kinh tế:

Một trong những mục tiêu của công cuộc khai thác là vơ vét sức người, sức của nhân dân thuộc địa. Do vậy:

+ Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cùng kiệt

+ Nông nghiệp lạc hậu, dậm chân tại chỗ

+ Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, mất cân đối, thiếu hẳn công nghiệp nặng.

=> Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu và phụ thuộc vào nền kinh tế chính quốc.

* Về xã hội:

- Giai cấp địa chủ phong kiến: đầu hàng, làm tay sai cho thực dân Pháp. Tuy nhiên, có một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.

- Giai cấp nông dân: có số lượng đông đảo, bị áp bức bóc lột nặng nề.

- Tầng lớp tư sản: có nguồn gốc từ các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, xưởng thủ công, chủ hãng buôn,... bị kìm hãm, chèn ép, chưa có tinh thần cách mạng.

- Tiểu tư sản thành thị: bao gồm chủ các xưởng thủ công nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do.

- Công nhân: xuất thân từ nông dân, làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp,… đời sống khổ cực

- Đời sống nhân dân khổ cực, mâu thuẫn xã hội sâu sắc.

Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp?

Trả lời:

Tình hình cơ cấu xã hội:

+ Các giai cấp cũ (địa chủ phong kiến, nông dân) bị phân hoá.

+ Xuất hiện các giai cấp mới : công nhân, tầng lớp tư sản, tiểu tư sản thành thị, tạo điều kiện cho cuộc vận động giải phóng dân tộc theo xu hướng mới.

* Giai cấp cũ:

- Một bộ phận địa chủ trở nên giàu có, dựa vào Pháp chiếm đoạt ruộng đất của nông dân. Số địa chủ vừa và nhỏ bị đế quốc chèn ép nên vẫn có tinh thần chống Pháp .

- Nông dân Việt Nam vốn đã khốn khổ vì thuế khóa, địa tô, phu phen tạp dịch, nạn cướp đất lập đồn điền, dựng nhà máy của Pháp. Mất đất, họ đến các công trường, hầm mỏ và đồn điền xin việc. Nông dân Việt Nam là động lực cách mạng to lớn.

* Giai cấp mới:

Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đã làm phân hoá khá sâu sắc những giai cấp cũ của xã hội nước ta. Đồng thời làm nảy sinh những lực lượng xã hội mới

- Đội ngũ công nhân Việt Nam: nền công nghiệp thuộc địa làm nảy sinh ra tầng lớp công nhân Việt Nam, họ làm việc trong các hầm mỏ, đồn điền, các xí nghiệp …, số lượng ngày càng đông đảo, khá tập trung. Lực lượng công nhân Việt Nam đầu thế kỉ XX còn non trẻ, đang ở trình độ “tự phát”, chủ yếu đấu tranh kinh tế, ngoài ra còn hưởng ứng các phong trào chống Pháp do các tầng lớp khác lãnh đạo.

- Tư sản Việt Nam: Những người làm trung gian, đại lý, chủ thầu, chủ xưởng, số sĩ phu yêu nước chịu ảnh hưởng tư tưởng tư sản … là những lớp người đầu tiên của tư sản Việt Nam.

- Tầng lớp tiểu tư sản: gồm tiểu thương, tiểu chủ, viên chức, thầy giáo, nhà báo, học sinh, sinh viên … có ý thức dân tộc, tích cực tham gia vào vận động cứu nước.

=> Như vậy, cuộc khai thác thuộc địa của Pháp đã làm nảy sinh những lực lượng xã hội mới như công nhân, tư sản và tiểu tư sản, đã tạo ra những điều kiện bên trong cho một cuộc vận động giải phóng dân tộc theo xu hướng mới.

So sánh cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 1 và thứ 2?

Trả lời:

So sánh cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất và cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai

* Giống nhau:

- Về mục tiêu: khai thác tài nguyên thiên nhiên, sức lao động rẻ mạt ở thuộc địa, biến nước ta thành thị trường rộng lớn, phụ thuộc chặt chẽ vào kinh tế Pháp.

- Biện pháp, cách thức tiến hành: bóc lột sức lao động của nhân dân, tăng các loại thuế khóa.

- Hệ quả: Làm cho nền kinh tế VN ngày càng kiệt quệ, lệ thuộc vào “chính quốc”, trở thành thị trường độc chiếm của tư bản Pháp.

- Tác động:

+ Tạo ra những chuyển biến về kinh tế và xã hội.

+ Làm cho mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp gay gắt.

* Khác nhau:

- Hoàn cảnh:

   + Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất: diễn ra sau khi thực hiện bình định nước ta về quân sự.

   + Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai: Diễn ra sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.

- Mục đích:

   + Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất: Khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú; bóc lột nguồn nhân công rẻ mạt,; biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ của Pháp.

   + Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai: Bù đắp thiệt hại sau CTTG thứ nhất, lấy lại vị thế trong hệ thống TBCN.

- Nội dung:

   + Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất:

  • Nông nghiệp: cướp ruộng đất của nông dân để lập đồn điền.
  • Công nghiệp: Chủ yếu là khai mỏ, nhất là mỏ than.
  • GTVT: Đầu tư GTVT phụ vụ nhu cầu khai thác và mục đích quân sự.
  • Thương nghiệp: độc quyền về xuất khẩu - nhập khẩu hàng hóa.

   + Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai: Quy mô khai thác gấp nhiều lần so với lần thứ nhất.

  • Nông nghiệp: được chú trọng nhất, đặc biệt là đồn điền và cao su.
  • Công nghiệp: mở mang các ngành dệt, muối, xay xát... chú trọng khai mỏ, đặc biệt là mỏ than.
  • GTVT: phát triển mạng lưới đô thị được mở rộng, dân cư đông đúc hơn.
  • Thương nghiệp: ngoại thương phát triển, giao lưu buôn bán được đẩy mạnh.
  • Tài chính: nắm toàn quyền chỉ huy Ngân hàng Đông Dương, phát triển tiền giấy và cho vay lãi; thi hành nhiều chính sách tăng thuế.

- Tác động:

+ Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất:

  • Phương thức sản xuất TBCN bắt đầu du nhập vào Việt Nam cùng tồn tại với phương thức sản xuất phong kiến.
  • Xã hội Việt Nam bắt đầu có sự phân chia giai cấp.

+ Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai:

  • Phương thức sản xuất TBCN tiếp tục du nhập vào Việt Nam, hình thái kinh tế chuyển đổi rõ rệt từ hình thái phong kiến sang hình thái TBCN.
  • Xã hội có sự phân hóa rõ rệt và sâu sắc.

Tầng lớp xã hội mới xuất hiện sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất?

Trả lời:

Xuất hiện các giai cấp mới : công nhân, tầng lớp tư sản, tiểu tư sản thành thị, tạo điều kiện cho cuộc vận động giải phóng dân tộc theo xu hướng mới.

- Đội ngũ công nhân Việt Nam: nền công nghiệp thuộc địa làm nảy sinh ra tầng lớp công nhân Việt Nam, họ làm việc trong các hầm mỏ, đồn điền, các xí nghiệp …, số lượng ngày càng đông đảo, khá tập trung. Lực lượng công nhân Việt Nam đầu thế kỉ XX còn non trẻ, đang ở trình độ “tự phát”, chủ yếu đấu tranh kinh tế, ngoài ra còn hưởng ứng các phong trào chống Pháp do các tầng lớp khác lãnh đạo.

- Tư sản Việt Nam: Những người làm trung gian, đại lý, chủ thầu, chủ xưởng, số sĩ phu yêu nước chịu ảnh hưởng tư tưởng tư sản … là những lớp người đầu tiên của tư sản Việt Nam.

- Tầng lớp tiểu tư sản: gồm tiểu thương, tiểu chủ, viên chức, thầy giáo, nhà báo, học sinh, sinh viên … có ý thức dân tộc, tích cực tham gia vào vận động cứu nước.

=> Như vậy, cuộc khai thác thuộc địa của Pháp đã làm nảy sinh những lực lượng xã hội mới như công nhân, tư sản và tiểu tư sản, đã tạo ra những điều kiện bên trong cho một cuộc vận động giải phóng dân tộc theo xu hướng mới.

***

Trên đây là câu hỏi và hướng dẫn trả lời câu hỏi 1 trang 79 SGK Lịch sử lớp 12 với nội dung về chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Bài tiếp: Câu 2 trang 79 SGK lịch sử 12

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM