"Vĩnh biệt Cửu Trùng đài" của Nguyễn Huy Tưởng là một bức tranh bi tráng về số phận của người nghệ sĩ tài hoa giữa xã hội bất công. Đoạn trích đã khắc họa sâu sắc sự đối lập giữa ước mơ sáng tạo và thực tế nghiệt ngã, giữa cái đẹp và cái xấu, giữa tài năng và quyền lực. Cùng tóm tắt đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng đài để nắm được những nội dung chính của đoạn trích.
Hướng dẫn tóm tắt đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng đài
- Đọc kỹ đoạn trích và nắm rõ cốt truyện: Từ cuộc gặp gỡ giữa Vũ Như Tô và Đan Thiềm cho đến khi Cửu Trùng đài bị thiêu hủy.
- Nhân vật chính: Vũ Như Tô
- Các mẫu thuẫn, xung đột chính:
+ Xung đột giữa vua Lê Tương Dực với nhân dân.
+ Xung đột giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần túy và lợi ích trực tiếp, thiết thực của nhân dân.
+ Mâu thuẫn trong nội tâm Vũ Như Tô.
- Các diễn biến chính:
+ Cuộc trò chuyện giữa Vũ Như Tô với Đan Thiềm, cung nữ và nội giám
+ Vũ Như Tô bàng hoàng nhận ra bi kịch đang cận kề.
+ Quân phản loạn đốt Cửu Trùng Đài và kết án Vũ Như Tô.
TOP 10+ mẫu tóm tắt Vĩnh biệt Cửu Trùng đài ngắn gọn nhất
Tóm tắt Vĩnh biệt Cửu Trùng đài mẫu số 1:
"Vĩnh biệt Cửu Trùng đài" của Nguyễn Huy Tưởng kể về số phận bi thảm của Vũ Như Tô, một kiến trúc sư tài hoa. Bị ép xây dựng Cửu Trùng đài cho vua Lê Tương Dực, Vũ Như Tô đã dồn hết tâm huyết vào công trình này. Tuy nhiên, trước sự tàn bạo của nhà vua, Cửu Trùng đài bị phá hủy bởi quân nổi loạn và Vũ Như Tô cũng phải trả giá bằng mạng sống của mình. Đoạn trích phê phán chế độ phong kiến và ca ngợi tài năng, tâm hồn cao đẹp của người nghệ sĩ.
Tóm tắt Vĩnh biệt Cửu Trùng đài mẫu số 2:
Vở kịch Vĩnh biệt Cửu trùng đài viết về thời nhà Lê đó là vua Lê Tương Dực nổi tiếng hưởng thụ, chểnh mảng triều chính. Vũ Như Tô một kiến trúc sư có đức và có tài. Tại kinh thành Thăng Long vua ra lệnh cho Vũ Như Tô phải thiết kế và xây dựng Cửu trùng đài phục vụ ăn chơi. Vũ Như Tô từ chối mặc dù vua dọa giết chết vì làm trái lệnh. Cung nữ Đan Thiềm cũng như bị ruồng bỏ trong cung đã hết lòng thuyết phục Vũ Như Tô về một công trình nguy nga để lại tiếng thơm cho đời. Xây dựng cửu trùng đài vốn trái ý nhân dân, hao người hao của. Quận công Trịnh Duy Sản lôi kéo và giết chết Vũ Như Tô, còn Cửu trùng đài bị đốt phá.
Tóm tắt Vĩnh biệt Cửu Trùng đài mẫu số 3:
Vũ Như Tô, với tài năng kiến trúc xuất chúng, đã được giao trọng trách xây dựng Cửu Trùng đài - một công trình kiến trúc đồ sộ nhằm thỏa mãn thú vui xa hoa của nhà vua. Tuy nhiên, đằng sau vẻ đẹp tráng lệ của Cửu Trùng đài là những nỗi đau khổ và sự hy sinh của biết bao người dân. Vũ Như Tô, với tâm hồn nghệ sĩ, luôn đau đáu trước số phận bi thảm của những con người lao động. Mâu thuẫn giữa tài năng và quyền lực ngày càng gay gắt, dẫn đến bi kịch cuối cùng. Cửu Trùng đài bị phá hủy, Vũ Như Tô bị kết tội và phải trả giá bằng mạng sống của mình. Cái chết của ông là một sự mất mát lớn cho nghệ thuật và là một lời tố cáo đanh thép đối với chế độ phong kiến tàn bạo.
Tóm tắt Vĩnh biệt Cửu Trùng đài mẫu số 4:
Vũ Như Tô, một kiến trúc sư thiên tài, bị hôn quân Lê Tương Dực bắt xây dựng Cửu Trùng Đài để làm nơi hưởng lạc, vui chơi với các cung nữ. Mặc dù bị dọa giết, Vũ Như Tô vẫn chửi mắng tên hôn quân và từ chối xây Cửu Trùng Đài. Cung nữ Đan Thiềm cố gắng thuyết phục Vũ Như Tô chấp nhận yêu cầu của Lê Tương Dực, lợi dụng quyền thế và tiền bạc, xây lâu đài vĩ đại “bền như trăng sao”, “tranh tinh xảo với hóa công” để dân ta hãnh diện. Theo lời khuyên, Vũ Như Tô đã thay đổi thái độ, chấp nhận xây Cửu Trùng đài. Ông dồn hết tâm trí và bằng mọi giá xây dựng tòa đài hùng vĩ, tráng lệ, gây biết bao tai họa cho nhân dân. Công cuộc xây dựng khiến tập đoàn thống trị xa hoa, trụy lạc, mâu thuẫn gay gắt với người dân nghèo khổ, những người thợ mà ông yêu mến. Lợi dụng tình hình rối ren và mâu thuẫn, Quận công Trịnh Duy Sản – kẻ cầm đầu phe đối lập trong triều đình - đã dấy binh nổi loạn, lôi kéo thợ làm phản, giết Lê Tương Dực, Vũ Như Tô, Đan Thiềm. Cửu Trùng đài bị chính những người thợ nổi loạn đập phá, thiêu hủy.
Tóm tắt Vĩnh biệt Cửu Trùng đài mẫu số 5:
Đoạn trích "Vĩnh biệt Cửu Trùng đài" xoay quanh nhân vật Vũ Như Tô, một kiến trúc sư tài ba với ước mơ xây dựng một công trình kiến trúc vĩ đại. Tuy nhiên, số phận trớ trêu đã đẩy ông vào vòng xoáy của quyền lực và tham vọng. Bị vua Lê Tương Dực bắt ép xây dựng Cửu Trùng đài – một công trình xa hoa để phục vụ cho những thú vui trụy lạc, Vũ Như Tô đã dồn hết tâm huyết và tài năng của mình vào đó. Dù biết rõ sự vô nghĩa và tàn bạo của công trình này, nhưng vì tình thế bất lực, ông đành phải chấp nhận. Cửu Trùng đài vừa là biểu tượng của tài năng, vừa là minh chứng cho sự tàn bạo của quyền lực. Công trình chưa hoàn thành đã bị thiêu trụi, cuốn theo ước mơ và hy vọng của Vũ Như Tô. Cái chết của ông là kết quả tất yếu của một xã hội bất công, nơi tài năng bị chà đạp và nhân phẩm bị coi thường.
Tóm tắt Vĩnh biệt Cửu Trùng đài mẫu số 6:
Nhân vật chính của vở kịch là Vũ Như Tô, là một nhà kiến trúc tài giỏi, một nghệ sĩ có chí lớn, tính tình cương trực, trọng nghĩa khinh tài. Lê Tương Dực, một hôn quân bạo chúa, sai Vũ Như Tô xây dựng Cửu Trùng đài để làm nơi ăn chơi với đám cung nữ. Vũ Như Tô đã từ chối dù bị đe dọa kết tội tử hình. Đan Thiềm, một cung nữ tài sắc nhưng đã bị ruồng bỏ, đã khuyên Vũ Như Tô nên nhận lời xây dựng Cửu Trùng đài vì đây là cơ hội để ông đem tài ra phục vụ đất nước, “Ông cứ xây lấy một tòa đài cao cả. Vua Hồng Thuận và lũ cung nữ kia rồi mất đi, nhưng sự nghiệp của ông còn lại với muôn đời. Dân ta nghìn thu được hãnh diện…”. Vũ Như Tô đã nhận lời và dồn hết sức xây Cửu Trùng đài. Nhưng Cửu Trùng đài đã làm cho dân chúng thêm cực khổ. Họ đã nổi dậy. Vũ Như Tô bị giết, Cửu Trùng đài bị thiêu trụi.
Tóm tắt Vĩnh biệt Cửu Trùng đài mẫu số 7:
Vũ Như Tô, một kiến trúc sư tài năng, kiên trì và cương trực. Vua Lê Tương Dực nổi tiếng chỉ biết ăn chơi, khoái lạc. Ông ra lệnh Vũ Như Tô xây dựng nơi ăn chơi đó chính là Cửu Trùng đài. Vũ Như Tô không quan tâm đến danh vọng, ông đã từ chối mệnh lệnh của vua. Cung nữ Đan Thiềm đã khuyên bảo ông và thuyết phục rằng những công trình mà ông xây dựng sẽ được người đời trọng đại và tôn trọng. Công trình Cửu Trùng Đài nguy nga và tráng lệ, nhưng lại tiêu tốn nhiều tiền của, sức người và thậm chí máu của nhân dân. Do đó, mọi người đều căm ghét nó. Quận công Trịnh Duy Sản kích động thợ và nhân dân nổi dậy, giết chết Vũ Như Tô và đốt cháy Cửu Trùng Đài.
Tóm tắt Vĩnh biệt Cửu Trùng đài mẫu số 8:
Vũ Như Tô là một kiến trúc sư tài ba, ông ấp ủ ước mơ xây dựng một công trình kiến trúc đồ sộ, tráng lệ. Cửu Trùng đài chính là hiện thân của ước mơ ấy. Tuy nhiên, ước mơ của Vũ Như Tô lại đối lập với quyền lực của vua Lê Tương Dực. Nhà vua chỉ coi Cửu Trùng đài như một công cụ để thỏa mãn dục vọng và khẳng định quyền lực của mình. Cuối cùng, Cửu Trùng đài bị thiêu trụi, ước mơ của Vũ Như Tô tan thành mây khói. Bản thân ông cũng phải đối mặt với cái chết bi thảm.
Tóm tắt Vĩnh biệt Cửu Trùng đài mẫu số 9:
Vũ Như Tô là một kiến trúc sư tài ba, ông tràn đầy nhiệt huyết và ước mơ được xây dựng một công trình kiến trúc vĩ đại. Ông bị ép phải thiết kế và xây dựng Cửu trùng đài phục vụ ăn chơi cho vua Lê Tương Dực - vị vua nổi tiếng hưởng thụ, chểnh mảng triều chính. Cửu Trùng đài là hiện thân cho ước mơ và tài năng của Vũ Như Tô, nhưng đồng thời cũng là công cụ để nhà vua Lê Tương Dực thể hiện quyền lực và sự xa hoa. Giữa ước mơ sáng tạo của Vũ Như Tô và sự tàn bạo của nhà vua đã tạo nên một mâu thuẫn không thể hòa giải. Kết cục là Cửu Trùng đài bị thiêu trụi, Vũ Như Tô bị kết án tử hình, ước mơ của ông tan thành mây khói.
Tóm tắt Vĩnh biệt Cửu Trùng đài mẫu số 10:
Đoạn trích Vĩnh biệt Cửu trùng đài xoay quanh cuộc đời nhân vật chính là Vũ Như Tô - một nhà kiến trúc sư tài giỏi. Theo lệnh của vị hôn quân Lê Tương Dực, Vũ Như Tô bị bắt xây dựng Cửu Trùng đài để cho vua hưởng lạc, vui chơi với các cung nữ. Vì là một nghệ sĩ chân chính, Vũ Như Tô từ chối mệnh lệnh của vua. Đan Thiềm, một cung nữ đã thuyết phục được Vũ Như Tô xây Cửu Trùng đài. Từ đó, ông dồn hết tâm trí để xây được một tòa đài sao cho hùng vĩ, tráng lệ. Thế nhưng, ông đã vô tình gây ra biết bao tai họa cho người dân: tăng thuế, bắt thợ giỏi, tróc nã, hành hạ những người chống đối khiến lòng dân oán hận. Quận công Trịnh Duy Sản - kẻ cầm đầu chống đối triều đình đã nổi loạn giết Lê Tương Dực, Vũ Như Tô và Cửu trùng đài bị thiêu hủy.
-/-
Trên đây là một số gợi ý và mẫu bài tóm tắt đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng đài do Đọc tài liệu tổng hợp và biên soạn, hi vọng đã phần nào giúp các em có thêm nguồn tài liệu tham khảo sử dụng cho bài tóm tắt của mình. Ngoài ra, để cải thiện và nâng cao kĩ năng viết văn, các em hãy tìm đọc thêm các bài Văn mẫu 11 khác do Đọc tài liệu biên soạn.