Trang chủ

Kể tóm tắt truyện Bánh chưng, bánh giầy

Xuất bản: 07/09/2020 - Cập nhật: 23/09/2020 - Tác giả: Hiền Phạm

Kể tóm tắt truyện Bánh chưng, bánh giầy lớp 6, hướng dẫn cách kể tóm tắt ngắn gọn và đủ ý nhất truyện Bánh chưng, bánh giầy.

Kể tóm tắt truyện Bánh chưng, bánh giầy ngắn gọn nhất - Dựa vào phần soạn bài Bánh chưng bánh giầy trước đó các em có thể hiểu được phần nào nội dung cũng như thông điệp mà truyền thuyết này muốn truyền đạt tới. Dưới đây Đọc Tài Liệu xin được gợi ý một số cách tóm tắt câu chuyện này ngắn gọn mà vẫn đầy đủ ý nhất để các em tham khảo.

Đề bài: Em hãy kể tóm tắt truyện Bánh chưng, bánh giầy.

Kể tóm tắt Bánh chưng, bánh giầy ngắn gọn nhất

Vua Hùng Vương thứ sáu muốn tìm trong số hai mươi người con trai một người thật tài đức để nối ngôi nên đã ra điều kiện: không nhất thiết là con trưởng, ai làm vừa ý nhà vua trong lễ Tiên vương sẽ được truyền ngôi.

Các lang đua nhau sắm lễ thật hậu, thật ngon. Lang Liêu, người con trai thứ mười tám, rất buồn vì nhà nghèo, chỉ quen với việc trồng khoai trồng lúa, không biết lấy đâu ra của ngon vật lạ làm lễ như những lang khác. Sau một đêm nằm mộng, được một vị thần mách nước, chàng bèn lấy gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn làm thành hai thứ bánh, loại hình tròn, loại hình vuông dâng lên vua cha. Vua thấy bánh ngon, lại thể hiện được ý nghĩa sâu sắc nên lấy hai thứ bánh ấy lễ Trời, Đất và lễ Tiên vương, đặt tên bánh hình tròn là bánh giầy, bánh hình vuông là bánh chưng và truyền ngôi cho Lang Liêu.

Từ đó, việc gói bánh chưng và bánh giầy cúng lễ tổ tiên trở thành phong tục không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt Nam.

Một số bài văn đạt điểm cao kể tóm tắt truyện Bánh chưng, bánh giầy

Kể tóm tắt truyện Bánh chưng, bánh giầy - Mẫu 1

Vua Hùng Vương thứ sáu có hai mươi người con trai, vua muốn tìm một người nối được chí của mình lên làm vua. Vua hạ lệnh, trong lễ Tiên Vương, ai làm vừa ý mình vua sẽ truyền ngôi cho.

Các lang ai nấy đều tất bật sai người tìm của ngon vật lạ để dâng vua, chỉ có Lang Liêu là buồn nhất. Lang Liêu là người con thứ mười tám, chỉ quen với việc trồng trọt nên trong nhà chàng chẳng có gì ngoài lúa gạo, ngô khoai nên không biết dâng gì trong ngày lễ Tiên Vương. Một hôm có vị thần đến báo mộng cho chàng rằng hãy đem những hạt gạo quý giá mà chàng có dâng lên vua. Nghe lời thần, chàng đã chọn ra thứ gạo nếp ngon nhất để làm ra hai thứ bánh có hình vuông và hình tròn. Đến hôm lễ, vua rất hài lòng với mâm bánh của Lang Liêu, bèn đặt tên bánh hình vuông là bánh chưng tượng trưng cho đất, bánh tròn là bánh dày tượng trưng cho trời. Vua dùng bánh của Lang Liêu để lễ Trời, Đất và Tiên Vương. Lang Liêu được lên làm vua. Kể từ đó, nhân dân ta có truyền thống làm bánh chưng, bánh dày trong ngày Tết.

Kể tóm tắt truyện Bánh chưng, bánh giầy - Mẫu 2

Truyện cổ tích Bánh chưng, bánh giầy kể về câu chuyện vua Hùng Vương thứ sáu sau khi đánh dẹp bọn giặc xâm lược, bèn gọi các con đến họp đông đủ và truyền rằng nếu ai tìm được thức ngon vật lạ để đặt lên bàn thờ tổ tiên thì sẽ truyền ngôi cho.

Các con của vua Hùng ai cũng háo hức lên rừng xuống biển tìm thức ngon vật lạ chỉ mong được dâng lên bàn thờ tổ tiên và được vua hùng truyền ngôi cho. Lang liêu là hoàng tử thứ 18, mẹ mất sớm nên rất lo lắng chưa biết phải làm như thế nào, chọn gì để dâng lên vua cha.

Một hôm, đang nằm ngủ thì được một vị thần mách nước, bảo cho làm một loại bánh sau này được gọi là bánh chưng bánh giầy. Lang Liêu bắt tay vào làm, đi tìm gạo nếp, lá gói ngoài tượng trưng cho sự che chở của cha mẹ và gói thành bánh vuông. Xôi sau khi được giã nhuyễn được làm thành một chiếc bánh hình tròn. Hai chiếc bánh này một vuông một tròn tượng trưng cho trời đất.

Sau khi các anh của chàng dâng lên vua cha bao nhiêu của ngon vật lạ, tới lượt Lang Liêu, chàng dâng lên vua cha. Thấy lạ, vua cha hỏi lại và chàng kể lại sự tình, sau đó vì thấy bánh vừa ngon vừa ý nghĩa bèn truyền lại ngôi cho Lang Liêu. Sự tích bánh chưng bánh giầy ra đời từ đây.

Kể tóm tắt truyện Bánh chưng, bánh giầy - Mẫu 3

Vào đời Hùng Vương thứ 6, khi đất nước đã hòa bình, vì tuổi cao nên Vua Hùng thứ 6 muốn tìm một người con để truyền ngôi. Nhưng nhà ông lại tới 20 người con nên ông phải cho những người con mình điều kiện để được truyền ngôi.

Ông bảo các con của mình lại và nói rằng: "Ai làm vừa ý ta trong lễ Tiên Vương, không nhất thiết là con trưởng thì ta sẽ truyền ngôi. Mọi người đều đi kiếm "Sơn Hào Mỹ Vị", riêng Lang Liêu, người con trai thứ 18 nhà nghèo, chỉ biết làm việc đồng áng hay trồng khoai, trồng lúa nhưng khoai, lúa thì tầm thường quá. Rồi tối đó, một vị thần xuất hiện và bảo Lang Liêu làm bánh từ gạo nếp. Sáng dậy, chàng đi làm hai loại bánh từ gạo nếp, thịt lợn và đậu xanh. Làm thành hai loại bánh tròn và vuông đi dâng lên vua cha. Đi một vòng rồi dừng lại trước chồng bánh của Lang Liêu rồi chọn bánh của Lang Liêu, rồi chàng kể về chuyện nằm mơ gặp thấy một vì thần, vua cha ngẫm nghĩ rồi mang đi tế lễ Tiên Vương. Xong rồi, vua cha lấy bánh và mời các lạc hầu và những người con. Ông nói: "Bánh hình vuông của Lang Liêu tượng chưng cho đất, hình tròn tượng trưng cho trời, ta sẽ truyền ngôi cho Lang Liêu".

Kể từ đó, nhân dân ta cứ mỗi dịp Tết là nhà nhà đều có bánh chưng, bánh giầy. Thiếu bánh chưng, bánh giầy là thiếu hương vị ngày Tết.

>>> Xem chi tiết những nội dung cần nghiên cứu với truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy

//Trên đây là một số bài văn ngắn kể tóm tắt truyện Bánh chưng, bánh giầy giúp em dễ dàng nắm bắt cốt truyện và kể lại được câu chuyện một cách đầy đủ và thú vị hơn.

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM