Trang chủ

Tóm tắt nội dung chính của các cuộc kháng chiến không thành công

Xuất bản: 03/01/2024 - Tác giả:

Câu hỏi trang 54 Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo: Hoàn thành bảng tóm tắt nội dung chính của các cuộc kháng chiến không thành công của dân tộc Việt Nam...

Chuẩn bị tài liệu học tập trước khi tới lớp giúp học sinh hiểu bài và ghi nhớ nội dung bài học tốt hơn. Trong nội dung Giải Lịch sử 11 Bài 7: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1945), Đọc tài liệu sẽ cùng các em trả lời các câu hỏi trong nội dung bài học.

Câu hỏi trang 54 SGK Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo: Hoàn thành bảng tóm tắt nội dung chính của các cuộc kháng chiến không thành công của dân tộc Việt Nam từ thế kỉ II TCN đến cuối thế kỉ XIX theo mẫu bên:

Trả lời:

STTTên cuộc kháng chiếnNguyên nhân thất bại
1Kháng chiến chống quân Triệu (179 TCN)

- Triệu Đà dùng mưu kế nội gián để phá hoại, do thám tình hình bố phòng, bí mật quân sự của Âu Lạc.

- Chính quyền Âu Lạc đứng đầu là An Dương Vương chủ quan, mất cảnh giác trước kẻ thù.

- Nội bộ nhà nước bị chia rẽ, nhiều tướng giỏi từ chức làm cho sức mạnh phòng thủ của đất nước bị suy yếu.

2Kháng chiến chống quân Minh (1407)

- Nguyên nhân khách quan: nhà Minh có ưu thế vượt trội hơn so với nhà Hồ về tiềm lực kinh tế - quân sự.

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Nhà Hồ không phát huy được sức mạnh đoàn kết của toàn dân.

+ Nhà Hồ không đề ra được đường lối kháng chiến đúng đắn (quá chú trọng vào việc xây dựng phòng tuyến quân sự và lực lượng quân đội chính quy).

3Kháng chiến chống thực dân Pháp (1858 - 1884)

- Nguyên nhân khách quan: Tương quan lực lượng về mọi mặt giữa Việt Nam và Pháp quá chênh lệch. Càng về sau, tương quan lực lượng ngày càng chuyển biến theo chiều hướng có lợi cho Pháp

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Chế độ phong kiến chuyên chế ở Việt Nam lâm vào khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng trên tất cả các lĩnh vực, khiến cho nội lực đất nước suy yếu, sức dân suy kiệt.

+ Triều đình nhà Nguyễn thiếu quyết tâm kháng chiến, phạm nhiều sai lầm cả về đường lối chỉ đạo chiến đấu và đường lối ngoại giao.

+ Các phong trào đấu tranh chống Pháp của quần chúng nhân dân diễn ra lẻ tẻ; chưa tạo thành một phong trào đấu tranh chung trong cả nước; hạn chế về đường lối và lực lượng lãnh đạo,...

-/-

Trên đây là hướng dẫn trả lời câu hỏi: Nêu vị trí địa chiến lược của Việt Nam. Các em có thể xem thêm các câu hỏi liên quan phần Soạn sử 11 nữa nhé!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM