Trang chủ

Tóm tắt Người mẹ vườn cau

Xuất bản: 06/02/2024 - Tác giả:

Hướng dẫn tóm tắt Người mẹ vườn cau ngắn gọn nhất, TOP 9+ bài mẫu tóm tắt nội dung văn bản Người mẹ vườn cau dùng cho học sinh tham khảo

Hướng dẫn tóm tắt và tham khảo một số mẫu tóm tắt Người mẹ vườn cau ngắn gọn nhất do Đọc tài liệu sưu tầm và tổng hợp. Hi vọng bài viết sẽ mang đến cho các em nguồn tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình tìm hiểu và phân tích văn bản Người mẹ vườn cau.

Gợi ý tóm tắt văn bản Người mẹ vườn cau

Cốt truyện của văn bản này không giống các truyện ngắn thông thường. Truyện được kể theo dòng hồi tưởng của nhân vật tôi. Mở đầu tác phẩm tác giả đã nhắc đến việc làm văn về mẹ, với đề bài mở nhưng nhân vật “tôi” vẫn không thể nghĩ ra không nên bắt đầu như nào. Sau đó nhân vật bắt đầu dòng hồi tưởng về người bà. Cuối cùng kết truyện bài văn của nhân vật tôi tuy 4 điểm nhưng không hề buồn vì tả về mẹ đâu chỉ bằng vài câu.

- Hoàn cảnh của người mẹ vườn cau: Là một bà mẹ anh hùng, làm nghề bán ve chai, đưa thư, mang thức ăn, tin tức,…dáng người còm cõi, nụ cười phúc hậu, đôi mắt già nua nheo nheo, mái tóc trắng phau phau.

- Tình cảm của người mẹ vườn cau: yêu thương con bằng tình yêu thương vô bờ bến, lo lắng, chăm sóc cho con từng miếng ăn, giấc ngủ.
Mẹ hy sinh thầm lặng để mang lại hạnh phúc cho con, tảo tần, sớm hôm lo toan cho gia đình, vun vén từng luống rau, bụi chuối, chắt chiu, dành dụm từng đồng để nuôi con, cho con ăn học.... Mẹ mang những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam: mạnh mẽ, kiên cường, giàu đức hy sinh.

- Ý nghĩa, giá trị, công lao của mẹ.

9+ mẫu tóm tắt Người mẹ vườn cau ngắn gọn

Tóm tắt Người mẹ vườn cau mẫu 1

"Người mẹ vườn cau" kể về câu chuyện của một người mẹ Việt Nam với hai người con trai hy sinh trong chiến tranh. Mẹ sống trong căn nhà nhỏ với khu vườn cau xanh mát, ngày ngày tảo tần sớm hôm, gánh vác mọi việc trong gia đình. Mẹ mang trong mình nỗi đau mất con, nhưng vẫn luôn lạc quan, động viên con cháu sống tốt. Hình ảnh người mẹ tảo tần, chịu thương chịu khó, giàu đức hy sinh là biểu tượng cho những người mẹ Việt Nam anh hùng. Qua đó, tác giả ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Tóm tắt Người mẹ vườn cau mẫu 2

"Người mẹ vườn cau" kể về người mẹ già tảo tần, chịu thương chịu khó, một mình gánh vác gia đình sau khi chồng hy sinh trong chiến tranh. Hai người con trai của mẹ cũng tiếp bước cha lên đường chiến đấu và anh dũng hy sinh. Mẹ nén chịu nỗi đau, tiếp tục động viên con cháu sống tốt, cống hiến cho đất nước. Hình ảnh người mẹ hiện lên với vẻ đẹp tâm hồn cao cả, mang những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam: mạnh mẽ, kiên cường, giàu đức hy sinh. Qua đó, tác giả thể hiện lòng biết ơn đối với những người mẹ Việt Nam, đồng thời ca ngợi truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Tóm tắt Người mẹ vườn cau mẫu 3

Mở đầu câu chuyện là cô giáo yêu cầu viết bài văn về mẹ, tuy nhiên nhân vật “tôi” không biết viết như nào và nhớ lại rằng ba có nhiều mẹ và mình có nhiều bà nội, trong đó, ba có một “người mẹ vườn cau”. Tiếp đó là những kỉ niệm thời nhỏ tại quê của "Người mẹ vườn cau". Con đường đến nhà bà là con đường đất, những khi trời mưa đường bùn ướt nhẹp. Nhà Nội là nhà mái lá nhỏ xíu. Nội gầy gò, cười phô cả lợi những vẫn luôn lo lắng cho các con các cháu. Hôm ấy là giỗ chú Sơn. Bữa cơm giỗ chỉ vài ba bác canh chua cá rô đồng, mắm kho, bông súng đơn giản những vẫn rất ngon và ấm áp. Khi trời tạnh mưa, mọi người ào ào kéo đến làm nhân vât “tôi” phải thắc mắc rằng tại sao bà lại có nhiều con như thế. Các chú cùng bố nhậu một bữa nhưng vẫn phải xin phép bà. Mọi người vui vẻ nói chuyện ngày xưa. “Tôi” được Nội dẫn ra vườn cau và vườn hoa quả trĩu trái. Đêm hôm ấy được bà mắc mùng cho tôi ngủ và được nghe những câu chuyện bà kể khi khó ngủ. Do ba chuyển công tác nên gia đình cũng chuyển lên phố. Mẹ nhắc chuyện lâu chưa về thăm nội nhưng bố không lo. Chỉ khi chú Biểu đến nhà, nghe câu chú nói mình bạc, bố mới thấy nằm suy nghĩ và quyết định mai về lại "Người mẹ vườn cau". Đó là những kỉ niệm về mẹ vườn cau của bố còn với mẹ của “tôi” thì chỉ "Mẹ là người sinh ra em, nuôi em lớn, ngày thường mẹ nấu cơm em ăn, giặt đồ em mặc". Bài văn tuy 4 điểm nhưng “tôi” cũng không hề buồn vì tả về mẹ đâu chỉ bằng vài câu.

Tóm tắt Người mẹ vườn cau mẫu 4

Văn bản Người mẹ vườn cau mở đầu bằng một đề thi của nhân vật tôi với đề bài chỉ có 2 chữ Người mẹ. Để làm bài viết này nhân vật tôi đã suy nghĩ mãi và hồi tưởng lại những kí ức những lần cũng ba về thăm bà nội vườn cau. Bà nội vườn cau có nhiều con lắm, ai cũng gọi nội là má hết. Ba bảo nội là mẹ Việt Nam anh hùng, các con của nội mất hết rồi nên giờ những người đồng đội của con má giống như ba đều gọi nội là má hết. Mỗi lần giỗ chú Sơn con má, mọi người lại tề tựu đông đủ cùng nhau ôn lại những câu chuyện xưa cũ. Nội sống tình cảm lắm, mỗi lần về đều dúi cho tôi nào là những quả chín, những xâu ếch. Bẵng đi một thời gian ba chuyển lên làm việc ở trên tỉnh và ít xuống thăm nội vườn cau cho đến một ngày nội gửi cho ba xâu ếch bảo lâu ba không về nội nhớ ba lắm khiến ba thấy nhoi nhói trong tim. Kết thúc câu chuyện nhân vật tôi không được điểm tốt nhưng cô bé vẫn thấy vui vì đã có một người bà thật tuyệt vời.

Tóm tắt Người mẹ vườn cau mẫu 5

Nhân vật “tôi” được cô giáo giao đề bài văn là “người mẹ” nhưng không biết bắt đầu như thế nào. “Tôi” nhớ về những người mẹ của ba, những người nội của mình - nội ở Phố Đông, nội ở vườn cau, nội nào cũng già như nhau. Đặc biệt, kỉ niệm về nội ở vườn cau là đáng nhớ nhất. Khi còn nhỏ, “tôi” thường được ba dẫn về thăm nội vườn cau. “Tôi” cũng được nghe ba kể về cuộc đời của nội. Sau này, khi ba chuyển công tác lên tỉnh, bận nhiều việc, ít về thăm nội. Một hôm, chú Biểu đến nhà thăm. Chú gửi món quà của nội vườn cau. Ba rủ tôi về thăm nội vườn cau.

Tóm tắt Người mẹ vườn cau mẫu 6

Bối cảnh truyện là hình ảnh nhân vật "tôi" đang đối mặt với thử thách bài văn viết về người mẹ của cô giáo giao phó. Những ký ức đáng nhớ và những giá trị quan trọng nhất mà bà đã truyền lại cho "tôi", những kỷ niệm về con đường về nhà, những bữa cơm đầy tình thương và những lần đi dạo trong vườn hoa quả đều được nhân vật "tôi" lưu giữ sâu trong tâm trí. Mặc dù bài văn của nhân vật "tôi" không được điểm cao, nhưng nhân vật vẫn cảm thấy hạnh phúc vì đã có người bà tuyệt vời như vậy trong cuộc đời mình.

Tóm tắt Người mẹ vườn cau mẫu 7

Người mẹ vườn cau của tác giả Nguyễn Ngọc Tư bắt đầu bối cảnh bằng nhân vật “tôi” được cô giáo giao cho bài văn về mẹ. Với đề bài như vậy, nhưng nhân vật tôi lại không biết phải làm như thế nào. Sau đó là những chuỗi hồi tưởng về kỉ niệm hồi nhỏ, kỉ niệm cùng người bà. Các hình ảnh về con đường về nhà bà, ngôi nhà, ngoại hình của bà, khung cảnh bữa cơm giỗ chú, được bà dắt đi dạo trong vườn hoa quả. Một loạt hồi tưởng như vậy, nhân vật quay lại thực tại với bài văn điểm kém của mình, tuy vậy nhân vật không hề buồn mà vẫn vui vẻ.

Tóm tắt Người mẹ vườn cau mẫu 8

Nhân vật “tôi” được cô giáo giao đề bài văn là “người mẹ” nhưng không biết bắt đầu như thế nào. “Tôi” nhớ về những người mẹ của ba, những người nội của mình - nội ở Phố Đông, nội ở vườn cau, nội nào cũng già như nhau. Đặc biệt, kỉ niệm về nội ở vườn cau là đáng nhớ nhất. Khi còn nhỏ, “tôi” thường được ba dẫn về thăm nội vườn cau. “Tôi” cũng được nghe ba kể về cuộc đời của nội. Sau này, khi ba chuyển công tác lên tỉnh, bận nhiều việc, ít về thăm nội. Một hôm, chú Biểu đến nhà thăm. Chú gửi món quà của nội vườn cau. Ba rủ tôi về thăm nội vườn cau.

Tóm tắt Người mẹ vườn cau mẫu 9

Tôi được cô giáo giao cho viết bài văn về đề tài người mẹ. Tôi ngồi cắn bút mãi, không biết bắt đầu như thế nào. Những dòng hồi tưởng về những người mẹ của ba hiện lên. Ba của tôi có nhiều người mẹ và tôi cũng có nhiều nội - đặc biệt nhất là người nội vườn cau. Khi còn nhỏ, tôi thường theo ba về thăm nội. Những kỉ niệm lần lượt hiện lên về con đường dẫn vào nhà, bữa cơm giỗ chú Sơn, những người con vẫn gọi nội là má Tư. Ba kể cho tôi nghe về cuộc đời nội - một bà mẹ anh hùng. Sau này, khi ba chuyển công tác lên tỉnh, ít về thăm nội. Một hôm, chú Biểu lên thăm ba, mang theo quà của nội vườn cau. Tối đó, ba rủ tôi về thăm nội vườn cau.

-/-

Các em vừa tham khảo một số mẫu bài tóm tắt Người mẹ vườn cau thuộc nội dung chương trình Văn mẫu lớp 8 do Doctailieu tổng hợp và biên soạn. Hi vọng bài viết sẽ giúp các em có thêm nguồn tài liệu tham khảo hữu ích để có một bài tóm tắt hay. Chúc các em học tốt!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM