Trang chủ

Tóm tắt nội dung đoạn trích Con chó Bấc (trích Tiếng gọi nơi hoang dã)

Xuất bản: 03/05/2019 - Tác giả:

Hướng dẫn tóm tắt nội dung đoạn trích Con chó Bấc ngắn gọn và chi tiết trong tác phẩm Tiếng gọi nơi hoang dã để giúp các em nắm bắt nội dung bài học tốt nhất

Để tóm tắt nội dung đoạn trích Con chó Bấc (trích Tiếng gọi nơi hoang dã) thì đầu tiên các em có thể tìm hiểu thêm về tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, từ đó tóm tắt đoạn trích theo các phần. Cùng Đọc tài liệu tham khảo nội dung chi tiết dưới đây nhé:

Giắc Lân-đơn (1876-1916) là một nhà văn Mĩ. Ông sinh ở Xan Phran-xít-xcô và đãtừng trải qua một thời thơ ấu rất vất vả, từng phải làm nhiều nghề để sinh sống. Sau đó ông vào học ở trường đại học Bớc-cơ-li và bắt đầu sáng tác truyện ngắn đăng trên tờ báo sinh viên.

Giắc Lân-đơn nổi tiếng với các tác phẩm: Tiếng gọi nơi hoang dã (1903), Mác-tin I-đơn (1909), Sói biển (1904), Gót sắt (1907)...Con chó Bấc là đoạn trích trong truyện ngắn rất nổi tiếng Tiếng gọi nơi hoang dã của nhà văn Mĩ Giắc Lân-đơn. Trí tưởng tượng cực kì phong phú đã giúp nhà văn dựng lên bức chân dung sinh động về một con chó làm nghề kéo xe. Đằng sau bức chân dung ấy, người ta thấy rất rõ toàn cảnh nước Mĩ trong thuở ban đầu, khi nền văn minh mới sơ khai.

Tóm tắt đoạn trích Con chó Bấc thành ba phần như sau:

- Mở đầu: Hồi tưởng và so sánh tình cảm của Thẩm phán Mi-lơ và tình cảm của Giôn Thoóc-tơ với Bấc (đoạn 1).

-Tình cảm của Thoóc-tơn đối với Bấc (đoạn 2).

- Tình cảm của Bấc đối với Thoóc-tơn (còn lại)

Một số đoạn tóm tắt ngắn gọn Con chó Bấc

Bài số 1

Tác phẩm kể về Bấc - là một con chó bị bắt cóc đưa lên vùng Bắc cực để kéo xe trượt tuyết cho những người đi tìm vàng. Bấc đã qua tay nhiều ông chủ độc ác. Chỉ riêng Giôn Thooc-tơn là người đã có lòng nhân từ đối với nó, và nó đã được cảm hoá. Về sau, khi Thooc-tơn chết, nó hoàn toàn dứt bỏ con người, đi theo tiếng gọi nơi hoang dã và trở thành một con sói hoang.

Bài số 2

Bấc là một con chó bị bắt cóc đưa lên Bắc cữ để kéo xe trượt tuyết cho những người đi tìm vàng. Bấc đã qua tay nhiều ông chủ độc ác. Chỉ riêng Giôn Thoóc-tơn là người chủ có lòng nhân từ đã cảm hóa Bấc. Về sau, khi Thoóc-tơn chết, Bấc hoàn toàn dứt bỏ con người, đi theo tiếng gọi nơi hoang dã và trở thành con sói hoang.

Bài số 3

Câu chuyện này là những dòng thể hiện tình cảm gắn bó giữa con người và một chú chó là Bấc với người chủ đã cứu và đối đãi rất mực tử tế với nó là Thoóc-tơn thông qua trí tưởng tượng tuyệt vời của nhà văn Lân-đơn.

Để tìm hiểu thêm về tác phẩm này các em có thể tham khảo phần soạn bài con chó Bấc ngữ văn 9 nhé!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM