Kiến thức cơ bản bài tổ chức lãnh thổ nông nghiệp được biên tập giúp các em học sinh ôn tập và nắm vững lại các kiến thức địa lí 12 đã được học.
Lý thuyết tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
Nội dung bài viết này sẽ giúp các em nắm vững các kiến thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp đã học trong chương trình môn Địa Lí lớp 12.
1. Các vùng nông nghiệp ở nước ta
* Khái niệm
Vùng nông nghiệp là hình thức cao nhất của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. Đây là những lãnh thổ sản xuất nông nghiệp tương đối đồng nhất về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội nhằm phân bố hợp lí cây trồng vật nuôi.
* Các vùng nông nghiệp
Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp được xác định theo 7 vùng nông nghiệp và công nghiệp chế biến.
- Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Đồng bằng sông Hồng.
- Bắc Trung Bộ.
- Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Đông Nam Bộ.
- Đồng bằng sông Cửu Long.
2. Những thay đổi trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta
a. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp của nước ta trong những năm qua thay đổi theo hai xu hướng chính:
- Tăng cường chuyên môn hoá sản xuất, phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn.
- Đẩy mạnh đa dạng hoá nông nghiệp. Đa dạng hoá kinh tế nông thôn.
b. Kinh tế trang trại có bước phát triển mới, thúc đẩy sản xuất nông lâm nghiệp và thuỷ sản theo hướng sản xuất hàng hoá
- Kinh tế trang trại phát triển từ kinh tế hộ gia đình.
- Các loại hình trang trại: Nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi, cây hàng năm, lâu năm.
+ Trang trại nuôi trồng thuỷ sản và chăn nuôi tăng nhanh nhất.
+ Trang trại cây hàng năm, lâu năm và lâm nghiệp có xu hướng giảm về cơ cấu.
- Số lượng trang trại phân bố không đều giữa các vùng: Đồng bằng Sông Cửu Long có số lượng trang trại lớn nhất cả nước và tăng nhanh nhất.
Trên đây là những kiến thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp cần ghi nhớ. Mong rằng tài liệu này sẽ giúp em học tốt hơn môn Địa Lí 12 và đạt điểm cao trong các kỳ thi.