Trang chủ

Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 13 tập 2 KNTT

Xuất bản: 06/12/2022 - Cập nhật: 09/12/2022 - Tác giả:

Hướng dẫn Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 13 tập 2 KNTT, trả lời các câu hỏi bài tập luyện tập thực hành trang 13-14SGK Ngữ văn 7 tập 2 Kết nối tri thức.

Cùng Đọc tài liệu chuẩn bị Soạn bài Thực hành tiếng việt lớp 7 trang 13 tập 2 Kết nối tri thức - Bài 6: Bài học cuộc sống.

Thực hành tiếng việt Ngữ văn 7 trang 13 tập 2 Kết nối tri thức

1. Khái niệm và đặc điểm của biện pháp tu từ nói quá

a. Khái niệm Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả, nói quá còn có tên gọi khác là khoa trương, ngoa dụ, thậm xưng, phóng đại, cường điệu.

b. Đặc điểm Biện pháp tu từ nổi quả có đặc điểm: luôn phòng đại tính chất, quy mô của sự vật, hiện tượng được nói đến. Ví dụ: Con rận bằng con ba ba Đêm nằm nó ngáy cả nhà thất kinh. (Ca dao) Ở câu ca dao này, độ lớn của con rận và tác động của tiếng ngày mà nó phát ra là không thể tin được, vì đã được phóng đại đến mức phi thường.

2. Tác dụng của biện pháp tu từ nói quá

Biện pháp tu từ nói quả có tác dụng gây ấn tượng đặc biệt, tăng sức bầu cảm hoặc gây cười.

Ví dụ:

(1) Dời non lấp biển (Thành ngữ)

(2) Làm trai cho đáng nên trai Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng (Ca dao)

Thực tế cho thấy, dời non lấp biển là việc quá lớn, phi thường. Nói quá ở ví dụ (1) nhằm đề cao ý chí hoặc thể hiện sự khâm phục trước những kì tích của con người.

Ví dụ (2) vẽ nên một tình huống hài hước cái gọi là sự nghiệp “lớn lao" của kẻ làm trai ở đây rốt cục chỉ thể hiện ở chỗ cố gắng làm sao để gánh cho nỗi hai hạt vừng. Nói quá như thế là để chế nhạo cái vô tích sự của đối tượng.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 13 tập 2 KNTT ngắn gọn

Câu 1

a. “chưa nằm đã sáng/ chưa cười đã tối” → Tác dụng: Gây ấn tượng mạnh với đêm tháng Năm và ngày tháng Mười rất ngắn.

b. “ngắn chẳng đầy gang’ → Tác dụng: Tăng sức biểu cảm cho ngày vui - thời gian vui vẻ, hạnh phúc ngắn ngủi.

c. “tát bể đông cũng cạn” → Nhấn mạnh vào việc đồng lòng, hòa hợp giữa vợ chồng thì việc khó mấy cũng làm nên.

Câu 2

- Những câu sử dụng biện pháp tu từ nói quá: (a), (b), (c).

- Câu nói khoác: (d).

- Sự khác nhau giữa nói khoác và nói quá:

+ Giống nhau: phóng đại về mức độ, quy mô, tính chất của sự việc.

+ Khác nhau:

* Nói  quá: dựa trên cơ sở có thật, có tác dụng nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

* Nói khoác: dựa trên cơ sở không có thật, có tác dụng gây cười. Trong một số trường hợp, có tác dụng tiêu cực nhằm làm cho người nghe tin vào những điều không có thật.

Câu 3

a. Đừng trêu tớ, đang buồn nẫu ruột đây.

b. Nghe tin của nó, mẹ nó rụng rời chân tay.

c. Ngồi nghe thầy giảng, chúng tôi được trận cười vỡ bụng.

d. Chạy được đoạn đường mà tôi mệt đứt hơi.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 13 tập 2 KNTT chi tiết

Câu 1 trang 13 SGK Ngữ văn 7 tập 2 KNTT

Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nói quá trong những câu tục ngữ sau:

a. Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng Mười chưa cười đã tối

b. Ngày vui ngắn chẳng tày gang

c. Thuận vợ thuận chồng tát bể đông cũng cạn

Trả lời

a, Nói quá:

Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

=> Tác dụng: nhằm phóng đại mức độ, tính chất trong nội dung, nhấn mạnh tới sự đối lập về thời gian hai mùa trong năm. Khuyên chúng ta cần biết trân trọng thời gian, biết cách sắp xếp hợp lý những công việc của mình.

b, Nói quá: chẳng tày gang

=> Tác dụng: nhấn mạnh được những điều may mắn thường trôi qua rất nhanh.

c, Nói quá: tát biển đông cũng cạn

=> tác dụng: nhấn mạnh được giá trị và ý nghĩa của sự đoàn kết, yêu thương của vợ chồng, khi đó thì làm bất cứ việc gì dù khó khăn cũng sẽ thành công.

Câu 2 trang 14 SGK Ngữ văn 7 tập 2 KNTT

Cho biết trong những câu sau, câu nào là nói quá, câu nào là nói khoác. Từ đó, nêu sự khác nhau giữa nói khoác và nói quá.

a. Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày

(Ca dao)

b. Trời nóng quá, mồi hôi nhỏ xuống ướt sũng cả sàn nhà

c. Đời người có một gang tay

Ai hay ngủ ngày còn có nửa gang

(Ca dao)

d. Bài văn này tôi chỉ làm vèo trong năm phút, thế mà vẫn biết được ba trang

Trả lời

- Nói quá: a, c

- Nói khoác: b, d

- Khác nhau:

+ Nói quá là biện pháp tu từ làm tăng sự biểu cảm của văn chương và để nhấn mạnh ý. Mục đích nhấn mạnh, khẳng định, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

+ Nói khoác là một tính cách của con người trong đời sống, làm cho người nghe tin vào những điều không có thực, hoặc để phô trương, khoe khoang. Mục đích khoe khoang bản thân một cách tầm thường, có khi nhằm thu hút sự chú ý của người nghe qua những câu chuyện mua vui, giải trí

Câu 3 trang 14 SGK Ngữ văn 7 tập 2 KNTT

Hãy đặt 4 câu, mỗi câu sử dụng một trong các cụm từ có biện pháp tu từ nói quá sau đây:

a. buồn nẫu ruột

b. rụng rời chân tay

c. cười vỡ bụng

d. mệt đứt hơi

Trả lời

a, Khi biết điểm Văn tôi thấy Minh buồn đến nẫu ruột.

b, Đi bộ nhiều khoảng thời gian trong ngày nên tôi như đang rụng rời chân tay.

c, Câu chuyện mà Mai kể khiến chúng tôi cười đến vỡ bụng

d, Giải thích bài tập cho Hoa mà Minh mệt đến đứt hơi.

-/-

Trên đây là gợi ý trả lời Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 13 tập 2 KNTT đầy đủ nhất, đừng quên tham khảo trọn bộ Soạn văn 7 Kết nối tri thức.

- Tổng hợp các tài liệu và bài học soạn văn 7 -

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM