Trang chủ

Thực hành tiếng Việt lớp 12 trang 143 Chân trời sáng tạo

Xuất bản: 19/08/2024 - Tác giả:

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 12 trang 143 Chân trời sáng tạo được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 12 giúp học sinh soạn văn 12 dễ dàng hơn.

Câu 1: Xác định biện pháp tu từ nghịch ngữ trong các trường hợp dưới đây và cho biết tác dụng của biện pháp này:

a. Hạnh phúc của một tang gia - Văn Minh nữa cũng nói vào - Một đám ma gương mẫu 

(Nhan đề một chương trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng)

b. Vì mới chết lần này là lần đầu, nên anh Xích chưa có lịch duyệt về khoản ấy. 

Thực vậy, nếu chết ở tỉnh, thì ai láu, nên chọn vào đêm thứ Sáu. Như thế, vợ con có vừa vặn thì giờ để cáo phó lên báo. Và đến chủ nhật, cất đám, có đủ các cụ, các quan, các ông, các bà, thân bằng cố hữu đi đưa đông. Ở nhà quê, nếu chết vì tai nạn, người khôn ngoan bao giờ cũng tránh ngày Chủ nhật hoặc ngày lễ, thì sự khám rét, tống táng mới mong chóng được. 

(Nguyễn Công Hoan, Thịt người chết)

Trả lời:

a. Đám ma ›‹ hạnh phúc, Đám ma gương mẫu

=> Nhan đề: nêu lên một hiện tượng oái oăm, trái khoáy, mâu thuẫn, nghịch lí, ngược đời. Phản ánh một sự thực mỉa mai, hài hước: mọi người trong gia đình cụ cố tổ thực sự vui sướng, hạnh phúc khi cụ qua đời. Đó là hạnh phúc của một gia đình vô phúc, niềm vui của một lũ con cháu bất hiếu.

=> Nhan đề: rất lạ, rất giật gân vừa gây sự chú ý của người đọc, vừa phản ánh một sự thật mỉa mai, hài hước và tàn nhẫn, chứa đựng tình huống trào phúng chính yếu (hạnh phúc / tang gia) của toàn bộ chương truyện.

b. Chết phải chọn ngày

=> Nghịch lí, anh nông dân có tên là Xích vì “vô học, ngu dốt” nên đã không biết chọn cho mình cách chết và giờ chết.

Câu 2: Đọc các ngữ liệu sau và tìm những cách diễn đạt trái với cách diễn đạt thông thường. Nêu hiệu quả của việc sử dụng cách diễn đạt ấy.

a. Trưởng bưu cục - Sao lại không? Được ông vay tiền, thực là hạnh phúc rất lớn. Thưa ông, đây, xin rất vui lòng. Tôi xin tận tâm tận lực sẵn sàng hầu ông. 

(N. Gô-gôn, Quan thanh tra)

b. Chánh án - Ấy chết! Sao ông lại nghĩ thế! Được ông nhận tiền, thực vinh dự cho tôi quá rồi. Cố nhiên, tôi đem hết tài hèn sức mọn, lòng nhiệt thành, sốt sắng đối với quan trên... để cố gắng sao cho xứng đáng... 

(N. Gô-gồn, Quan thanh tra)

Trả lời:

a. Hành động “được ông vay tiền” theo lẽ thông thường sẽ không cảm thấy vui và thoải mái tuy nhiên trong trường hợp này lại thấy rất hạnh phúc

- Thực chất hành động “được ông vay tiền” chính là hành động đút lót quan thanh tra.

b. Theo lẽ thông thường, người đưa tiền cho mượn sẽ có tâm trạng không thoải mái, tuy nhiên trong trường hợp này lại rất vinh dự khi “được ông nhận tiền”

- Thực chất hành động “được ông nhận tiền” là việc quan thanh tra chấp nhận hối hộ.

Tác dụng: Việc diễn đạt như vậy sẽ khiến cho câu chuyện trở nên hài hước, châm biếm sâu sắc.

Từ đọc đến viết

Câu hỏi: Viết một đoạn hội thoại (khoảng từ bảy đến tám lượt lời) về chủ đề Tiếng cười trên sân khấu và cuộc sống, trong đó có sử dụng biện pháp tu từ nghịch ngữ. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp này.

Trả lời:

- Phượng: Em chào chị Hoa, em ngưỡng mộ thành tích học tập môn Tiếng Anh của chị lắm ạ.

- Hoa: Cám ơn Phượng nhé, chị cũng bình thường thôi e à

- Phượng: Chị có thể chia sẻ bí quyết đạt điểm cao khi đi thi môn Anh được không ạ?

- Hoa: Em cần nắm chắc kiến thức ngữ pháp, Phải làm đúng những câu dễ ăn điểm và câu khó cũng không được làm sai nhé.

- Phượng: Em đi thi toàn dính điểm kém thôi chị ạ. Buồn quá đi

- Hoa: Cố lên em gái, có gì không hiểu cứ hỏi chị nhé, chị sẵn sàng giải đáp hehe

- Phượng: Dạ, em cám ơn chị nhiều!

=> Biện pháp tu từ nghịch ngữ: Phải làm đúng những câu dễ ăn điểm và câu khó cũng không được làm sai nhé.

- Tác dụng: Khiến câu chuyện trở nên thú vị, hài hước.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM