1. Chuẩn bị
- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.
- Đọc trước văn bản Quyết định khó khăn nhất. Tìm hiểu thêm thông tin về Đại tướng Võ Nguyên Giáp và hồi kí Điện Biên Phú - điểm hẹn lịch sử.
Trả lời:
Tác giả: Võ Nguyên Giáp (1911 – 2013).
- Quê ở làng An Xá, tổng Đại Phong, huyện Lệ Thủy, phủ Quảng Ninh (nay là xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình)
- Võ Nguyên Giáp là một nhà lãnh đạo quân sự và chính trị gia người Việt Nam.
- Ông là “người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh”.
- Phong cách sáng tác: xoay quanh thể loại hồi kí viết về đề tài trong chiến tranh và kháng chiến.
2. Đọc hiểu
Nội dung chính: đoạn trích nói về sự việc trước giờ nổ súng ở chiến trường Điện Biên Phủ năm 1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp quyết định thay đổi phương châm tác chiến sau khi đã nắm rõ tình hình thực địa. Điêu này được ông cho là “Quyết định khó khăn nhất” trong cuộc đời cầm quân của mình.
Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu 1: Vì sao Đại tướng quyết định triệu tập Đảng ủy mặt trận họp gấp?
Trả lời:
Đại tướng quyết định triệu tập Đảng ủy mặt trận họp gấp vì phải chuyển từ phương án đánh nhanh thắng nhanh sang đánh chắc tiến chắc.
Câu 2: Vì sao Đại tướng quyết định thay đổi phương châm tác chiến?
Trả lời:
Đại tướng quyết định thay đổi phương châm tác chiến vì:
- Địch đã trở thành một tập đoàn cứ điểm phòng ngự kiên cố.
- Thu quân về vị trí tập kết, chuẩn bị theo phương châm đánh chắc tiến chắc.
Câu 3: Chú ý nguyên tắc cao nhất trong đánh địch được Đại tướng nhấn mạnh.
Trả lời:
Nguyên tắc cao nhất được Đại tướng nhấn mạnh: đánh chắc thắng.
Câu 4: Chú ý bài học sâu sắc về dân chủ nội bộ.
Trả lời:
Bài học: cần ghi nhận, tôn trọng ý kiến đóng góp của mỗi cá nhân trong một tập thể.
Trả lời câu hỏi cuối bài
Câu 1: Văn bản kể lại sự kiện gì? “Quyết định khó khăn nhất” ở đây là gì? Ai là người kể lại?
Trả lời:
- Văn bản kể lại sự kiện: Đại tướng Võ Nguyên Giáp triệu tập, thay đổi phương châm tác chiến và nguyên tắc cao nhất trong đánh địch được Đại tướng đề ra.
- Quyết định khó khăn nhất ở đây là việc thay đổi phương châm tác chiến từ đánh nhanh thắng nhanh sang đánh chắc tiến chắc.
- Người kể lại câu chuyện: Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Câu 2: Dẫn ra một số câu văn cho thấy thái độ và suy nghĩ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong hoàn cảnh phải đưa ra “Quyết định khó khăn nhất”.
Trả lời:
Một số câu văn trong hoàn cảnh phải đưa ra “Quyết định khó khăn nhất”:
- Tôi nhận thấy phải cho các đơn vị rút khỏi trận địa để nghiên cứu một cách đánh khác dù bộ đội có thắc mắc.
- Phải họp ngay Đảng ủy Mặt trận... Suốt đêm, tôi chỉ mong chờ chóng sáng
- Tôi nghĩ đồng chí Vi sẽ không dễ dàng thuyết phục các chuyên gia đã cho rằng chỉ có “đánh nhanh thắng nhanh” mới giành thắng lợi…
- Tinh thần bộ đội rất quan trọng, nhưng quyết tâm phải có cơ sở… Hậu cần là điều kiện tiên quyết, nhưng cuối cùng, quyết định là phải có cách đánh đúng.
- Tình hình khẩn trương. Cần sớm có quyết định. Vô luận tình hình nào ta vẫn phải nắm nguyên tắc cao nhất “Đánh chắc thắng...
Câu 3: Tính xác thực của thể loại hồi kí được thể hiện qua những yếu tố nào của văn bản?
Trả lời:
Tính xác thực của thể loại hồi kí được thể hiện qua:
- Người kể trực tiếp trải qua sự kiện: Đại tướng Võ Nguyên Giáp
- Chi tiết và sự thật: việc triệu tập Đảng ủy Mặt Trận, sự thay đổi phương châm tác chiến, và bài học về dân chủ nôi bộ.
- Ngôn ngữ chân thực và tự nhiên, phản ánh rõ ràng quan điểm và cảm xúc của ông.
- Ngữ cảnh lịch sử: thời kì chiến tranh của Việt Nam.
Câu 4: Hãy nhận xét về thủ pháp trần thuật ở phần 2 của văn bản.
Trả lời:
- Người kể chuyện: Đại tướng Võ Nguyên Giáp
- Ngôi kể: theo ngôi thứ nhất
- Miêu tả cuộc họp diễn ra với không khí khẩn trương, căng thẳng, quyết liệt để nhanh chóng đưa ra quyết định cuối cùng cho trận đánh đặc biệt quan trọng.
- Góp phần thể hiện tầm nhìn chiến lược sâu rộng, tài năng quân sự xuất chúng, sự nhạy bén của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Câu 5: Theo em, tại sao Đại tướng Võ Nguyên giáp cho rằng việc thay đổi phương châm tác chiến là “Quyết định khó khăn nhất”?
Trả lời:
Theo em, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho rằng việc thay đổi phương châm tác chiến là “Quyết định khó khăn nhất” vì:
+ giờ nổ súng đã cận kề có nghĩa là mọi công tác chuẩn bị chúng ta sẽ làm lại từ đầu.
+ thay đổi kết hoạch sẽ phải kéo pháo ra khỏi trận địa.
+ ảnh hưởng tới tinh thần chiến đấu của mọi người.
Câu 6: Bài học sâu sắc đặt ra trong văn bản là gì? Điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống hôm nay?
Trả lời:
- Bài học: việc lắng nghe ý kiến của mọi người là một yếu tố quan trọng để đạt được thành công.
- Ý nghĩa với cuộc sống hôm nay:
+ Dân chủ nội bộ giúp tạo ra một môi trường làm việc tích cực, nơi mọi người cảm thấy được tôn trọng và giá trị của họ được công nhận.
+ Việc lắng nghe và tôn trọng quan điểm của mọi thành viên trong gia đình giúp tạo ra một môi trường yêu thương và hòa thuận. Điều này giúp tăng cường mối quan hệ và sự hiểu biết lẫn nhau
+ Dân chủ nội bộ là những nguyên tắc cốt lõi của một xã hội dân chủ. Nó giúp đảm bảo rằng mọi người đều có quyền lực trong việc đưa ra quyết định liên quan đến cuộc sống của họ và cộng đồng.